Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Liên kết để tăng hiệu quả dự án

Tạp Chí Giáo Dục

Khi nghip đng đến kiến thc liên ngành, thm chí cn c đi ngũ thc hin ch không đơn l, điu này đòi hi sinh viên các ngành cn kết hp nhau đ cùng đưa d án vào thc tế mt cách hiu qu.


Các din gi chia s thông tin ti ta đàm trc tuyến

Tại tọa đàm “Vai trò của nghiên cứu giải pháp công nghệ và thị trường khi khởi nghiệp” do Trường ĐH Mở TP.HCM tổ chức trực tuyến mới đây, đại diện các doanh nghiệp đã nhấn mạnh vấn đề này như một giải pháp quan trọng trong câu chuyện khởi nghiệp của giới trẻ.

Phát huy sc mnh tng hp

Tại các trường ĐH những năm gần đây, khi hoạt động khởi nghiệp được khơi dậy và thúc đẩy ngày càng mạnh mẽ trong sinh viên, việc liên kết nhóm sinh viên đa ngành lại với nhau bắt đầu được chú ý. Nghĩa là trong một dự án khởi nghiệp, tính đơn lẻ sẽ không còn, dần được thay thế bằng hình thành nhóm sinh viên, trong đó mỗi em sẽ nắm một hạng mục công việc liên quan đến chuyên ngành mình đang theo học. Điều này giúp vừa phát huy được sức mạnh tổng hợp vừa tận dụng được lợi thế riêng của từng cá nhân, tính hiệu quả của dự án tăng lên.

Về vấn đề khai thác thế mạnh chuyên ngành trong trường ĐH đa ngành đối với hoạt động khởi nghiệp của sinh viên, ông Ngô Đắc Thuần (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần IP Group) cho rằng, sinh viên nên tìm cách đọc các sáng chế liên quan chuyên ngành mình học. Trong mỗi sáng chế, luôn bao gồm các lĩnh vực liên ngành, mà trong đó ngành công nghệ thông tin hỗ trợ rất nhiều. Vì gần như mỗi sáng chế đều được trình bày theo một tư duy logic, có tính hệ thống, liên thông. Do vậy, sinh viên trong một chuyên ngành nào đó, khi đọc và hiểu được sáng chế sẽ biết liên hệ với bộ môn, khoa nào để hỗ trợ mình. Dựa vào sự phân tích của sáng chế mà sinh viên có động cơ, động lực và liên hệ được các bộ môn, chuyên ngành khác liên quan.

Đồng quan điểm, bà Trần Liên Phương (Chuyên gia nghiên cứu thị trường của Việt Nam Marcom) cũng nhận định, với ngành sinh viên theo học dĩ nhiên cần đào sâu kiến thức. Tuy nhiên, khởi nghiệp cần cả một đội ngũ. Mức độ bao quát ở công việc cao đòi hỏi người khởi nghiệp cần tìm hiểu, đọc rất nhiều để mở rộng kiến thức. Trong khi đó, kiến thức khởi nghiệp liên quan đến nhiều lĩnh vực, đó là lý do cần tập hợp nhiều sinh viên các chuyên ngành lại với nhau, chung tay thực hiện dự án.

Theo bà Trn Liên Phương (Chuyên gia nghiên cu th trưng ca Vit Nam Marcom), đ tìm kiếm s h tr ca doanh nghip, không gì bng chính s n lc ca bn thân ngưi khi nghip. Doanh nghip ch h tr đu tư khi nhn thy ngưi khi nghip đ máu la, đ đam mê, hoài bão và có s chun b tt. Nếu chưa t đng đưc trên đôi chân ca mình, ngưi tr có th đu quân vào công ty nh hoc ln nào đó đ làm vic tích lũy kinh nghim.

Nói thêm về giải pháp công nghệ trong khởi nghiệp, ông Ngô Đắc Thuần cho hay: “Tỷ lệ phần trăm của giải pháp công nghệ vô cùng quan trọng trong khởi nghiệp hiện nay. Vì khi chúng ta sáng tạo thì thế giới cũng sáng tạo và chắc chắn chúng ta luôn đi sau so với thế giới. Và đi sau nên đa phần các giải pháp công nghệ các bạn sáng chế, sáng tạo ra thường trùng với số đông hoặc có tính tương tự. Đây là lý do ý tưởng của các bạn trẻ mới tập khởi nghiệp thường là ý tưởng thô”.

Ông Thuần khuyên các sinh viên khi đưa ra một giải pháp kỹ thuật phải biết tra cứu, tìm hiểu kỹ xem xung quanh mọi người đã làm ra sáng chế đó như thế nào, từ đó chọn được cách làm phù hợp, rút ngắn được thời gian, tiết kiệm được chi phí.

Có th làm thuê trưc khi khi nghip

Một vấn đề không mới nhưng luôn được sinh viên đặt ra tại các chương trình bàn về khởi nghiệp là có nên khởi nghiệp ngay khi còn ngồi ghế giảng đường và cách nào để tìm được sự hỗ trợ của doanh nghiệp cho dự án. Bà Trần Liên Phương chia sẻ, nếu sinh viên còn nhiều tâm tư, do dự, chứng tỏ các em chưa thực sự sẵn sàng cho việc khởi nghiệp. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ khác, khi khởi nghiệp phải chấp nhận rủi ro. Nếu sinh viên có can đảm, dám chấp nhận rủi ro thì có thể trải nghiệm khởi nghiệp, vì khi các em còn trẻ, còn có cơ hội, thời gian để làm lại sau thất bại.

Để tìm kiếm sự hỗ trợ của doanh nghiệp, theo bà Phương, không gì bằng chính sự nỗ lực của bản thân người khởi nghiệp. Doanh nghiệp chỉ hỗ trợ đầu tư khi nhận thấy người khởi nghiệp đủ máu lửa, đủ đam mê, hoài bão và có sự chuẩn bị tốt. Nếu chưa tự đứng được trên đôi chân của mình, người trẻ có thể đầu quân vào công ty nhỏ hoặc lớn nào đó để làm việc tích lũy kinh nghiệm. Nhưng trong quá trình dù là làm thuê, các em cũng cần tập trung cao độ, chuyên tâm, chuyên nghiệp, nỗ lực cao nhất với công việc như đang làm cho chính mình. Quá trình này sẽ rèn các em tinh thần khởi nghiệp, tính trách nhiệm.

Dẫn thông điệp từ một cuốn sách, ông Ngô Đắc Thuần nhắn nhủ rằng, sinh viên có thể chưa đủ lực để khởi nghiệp từ lúc còn ngồi trên ghế ĐH nhưng điều cần thiết và hết sức quan trọng là các em cần luôn khơi dậy, hun đúc trong mình tinh thần khởi nghiệp. Vì tinh thần khởi nghiệp này giúp sinh viên có động cơ, động lực tìm những người thầy giỏi, người hướng dẫn tài tình để dìu dắt, uốn nắn, hỗ trợ.

Cũng như bà Trần Liên Phương, ông Thuần khuyến khích sinh viên trong trường hợp muốn có sự chắc chắn, nên trải qua vài năm làm công ăn lương sau khi ra trường, tham gia trải nghiệm tại doanh nghiệp để học hỏi và tích lũy thêm kiến thức. Bởi kiến thức trong nhà trường chưa thực sự đủ, cần bồi đắp thêm những kiến thức thực tế tại môi trường làm việc thực tiễn.

Vit Ngân

Bình luận (0)