Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

“Liều mình” qua những cây cầu tạm

Tạp Chí Giáo Dục

Thi gian qua, nhiu cây cu dân sinh ti các khu vc vùng sâu, vùng xa đã xung cp nghiêm trng, nh hưng rt ln đến vic đi li cũng như tính mng ca ngưi dân.

Ngưi dân “liu mình” đi qua nhng cây cu tm như thế này rt nguy him cho tính mng

Nhng cái chết đưc báo trưc

Mới đây, trên cầu phao làng Cóc (xã Tượng Văn, huyện Nông Cống, Thanh Hóa) xảy ra một vụ tai nạn thương tâm. Theo người dân bên cầu kể lại, anh Minh (37 tuổi, ở xã Hải Châu, huyện Tĩnh Gia) điều khiển xe máy chở theo con trai 9 tuổi chạy qua cầu, nhưng khi mới đến đầu cầu, xe anh Minh bị trượt ngã, cả xe máy và 2 cha con cùng rơi xuống sông. “Ban đêm đi qua chiếc cầu này rất nguy hiểm. Có thể anh Minh không phải là người địa phương, đi qua cầu không quen nên mới xảy ra tai nạn như thế”, một người dân chứng kiến nói. Cho đến khuya cùng ngày, lực lượng cứu hộ và chính quyền địa phương mới tìm thấy thi thể 2 cha con.

Làng Cóc (xã Tượng Văn) nằm biệt lập với các địa phương khác xung quanh. Làng nằm bên kia sông Thị Long (một nhánh sông Yên). Năm 1998, người dân trong làng đã cùng nhau góp tiền làm cầu phao nổi bắc qua sông để thuận tiện cho việc đi lại, sinh hoạt của làng. Cầu có “kết cấu” 5 nhịp phao, dài 100m, rộng 1m. Trải qua gần 20 năm sử dụng, chiếc cầu đã xuống cấp nghiêm trọng, khiến cho hiểm nguy luôn rình rập người qua lại. Đã có 5 người tử nạn khi qua cầu. Người làng Cóc rất mong ước có một cây cầu đảm bảo an toàn, phục vụ dân sinh.

Tại huyện miền núi Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An), người dân một số nơi cũng đang “liều mình” qua sông bằng cầu tạm. Một trong số những cây cầu tạm như thế là cầu bắc qua sông Dinh đến xóm Sơn Tiến (xã Thọ Hợp). Mỗi khi đi qua cầu này, dù không phải mùa mưa bão, nhưng chỉ gặp một trận gió to là “đứng tim”. Ông Trương Văn Thiêm, Trưởng xóm Sơn Tiến, cho biết, xóm của ông như một “ốc đảo” với 55 hộ dân, trên 250 nhân khẩu. Mọi người già trẻ lớn bé muốn qua trung tâm huyện Quỳ Hợp, muốn giao thương với bên ngoài thì phải qua cầu tạm này. Cây cầu bằng tre nứa bắc qua sông do người dân tự làm, tự kiểm tra và thay thế khi có những thanh tre mục nát hoặc gãy. Mặc dù vậy, cầu vẫn thường xuyên hư hỏng và nguy cơ mất an toàn luôn hiện hữu. Nỗi lo nhất của người dân nơi đây là mùa mưa bão về, đặc biệt lo cho các cháu nhỏ đi học phải qua cầu hàng ngày.

Bắc ngang qua suối Đắk Nhu, cây cầu gỗ bon Jăng Play II phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của hơn 300 hộ dân ở thôn 6, bon Bu Pah, xã Trường Xuân (huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông) và một số khu vực lân cận. Do đã xây dựng từ lâu, cầu bon Jăng Play II đã xuống cấp nghiêm trọng, chân cầu không còn chắc chắn, cáp cột chân cầu với các trục gỗ chính nằm dọc trên cầu đã và đang bắt đầu rời rạc. Trên mặt cầu, các thanh gỗ nằm ngang đã bung ra khỏi trục chính, nhiều thanh gỗ hở toác, mục nát tạo ra những khe hở, lỗ hổng lớn trên bề mặt. Cầu không có lan can bảo vệ nên việc đi lại của người dân hết sức khó khăn và nguy hiểm.

Ông Hoàng Văn Doanh, Trưởng bon Bu Pah, xã Trường Xuân kể: “Những năm qua, việc đi lại của hàng trăm hộ dân ở địa phương gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm, nhất là vào mùa mưa. Nhiều lần cây cầu bị lật, kéo cả người dân, xe cộ và hàng hóa xuống suối. Nhiều tài sản của người dân đã bị dòng nước cuốn trôi”. Trước tình trạng cầu xuống cấp, hư hỏng nặng, các hộ dân địa phương đã cùng nhau góp sức để tu sửa lại cầu. Nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn, các cây cầu gỗ dựng lên chỉ là cầu tạm, nhanh chóng hư hỏng chỉ sau một thời gian ngắn. Theo người dân địa phương, mỗi cây cầu gỗ chỉ có tuổi thọ trung bình khoảng 2 năm.

Ngoài cầu bon Jăng Play II, trên địa bàn xã Trường Xuân còn nhiều cây cầu dân sinh khác đã và đang hư hỏng, xuống cấp như cầu bon Bu Pah và cầu thôn 8. Theo ông Phạm Quốc Thụy, Chủ tịch UBND xã Trường Xuân thì hiện 3 cây cầu trên đang phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt, sản xuất của trên 700 hộ dân trong xã. Do đã hư hỏng, xuống cấp nên những cây cầu này có thể bị sập, bị cuốn theo dòng nước bất kỳ lúc nào. Không chỉ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, những cây cầu này cũng đang gây ra nhiều trở ngại trong phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương.

Cn nhanh chóng kiên c hóa cu dân sinh

Có thể nói, việc kiên cố hóa các cây cầu dân sinh có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ đảm bảo an toàn giao thông mà còn góp phần phát triển kinh tế – xã hội tại các khu vực này.

Có th nói, vic kiên c hóa các cây cu dân sinh có ý nghĩa rt quan trng, không ch đm bo an toàn giao thông mà còn góp phn phát trin kinh tế – xã hi ti các khu vc này.

Ông Trương Văn Nam, Giám đốc Ban Quản lý Dự án huyện Quỳ Hợp, cho biết, hiện trên địa bàn vẫn còn 3 nơi người dân phải đi qua sông Dinh bằng cầu tạm. Đó là Sơn Tiến, Cóc Mậm (xã Thọ Hợp) và Đồng Chảo (xã Tam Hợp). Người dân và các xã cũng đã nhiều lần đề xuất, kiến nghị lên huyện để làm cầu cho dân, nhưng vì kinh phí hạn hẹp và một số lý do khác nên vẫn chưa triển khai được. Huyện cũng đã báo cáo lên tỉnh về việc này. Hiện mới có cầu Cóc Mậm được cấp kinh phí 17 tỷ đồng và đã hoàn thành hơn 50% khối lượng tiến độ công trình, hy vọng trước mùa mưa bão người dân sẽ có cầu để đi.

Vừa qua, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã phối hợp với Sở GTVT tỉnh Đắk Nông khởi công xây dựng 8 cầu dân sinh trên địa bàn huyện Đắk Song. Bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới, 8 cây cầu mới được kiên cố hóa với tổng kinh phí gần 12,6 tỷ đồng, sẽ thay thế các cây cầu cũ đã hư hỏng xuống cấp. Riêng xã Trường Xuân, cả 3 cây cầu: bon Jăng Play II, bon Bu Pah và cầu thôn 8 đều sẽ được xây dựng cầu cứng với chiều rộng 3,5m, dài trên 20m với tổng kinh phí gần 5,9 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Phò, Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk Song kỳ vọng, việc đầu tư 8 cây cầu này, khi hoàn thành sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho bà con các dân tộc trên địa bàn huyện trong việc vận chuyển hàng hóa, đi lại, nhằm góp phần phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương.

T.S

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)