Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Liều “vắc-xin tinh thần” lan tỏa điều tích cực

Tạp Chí Giáo Dục

“Yêu bn thân – Trân trng chính mình” là d án giáo dc đưc cô Phm Th Thanh Xuân (giáo viên môn ng văn Trưng THCS Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM) trin khai cho hc sinh khi 8 trong trưng. D án đưc xem như liu “vc xin tinh thn” giúp mi hc sinh thêm t tin và yêu bn thân hơn, t đó lan ta nhng điu tích cc đến mi ngưi.


Nhng câu chuyn hc sinh chia s trong d án

Theo đó, học sinh chia sẻ những câu chuyện mà bản thân đã trải qua đã tác động giúp các em thay đổi khi học được cách yêu thương và trân trọng chính mình.

Lan ta nhng điu tích cc

Cô Phạm Thị Thanh Xuân nhận định, khi học trực tuyến kéo dài cùng với việc ở nhà phòng chống dịch, không được tham gia vào các hoạt động cộng đồng, phát triển thể chất, kỹ năng, học sinh rất dễ rơi vào tâm lý căng thẳng, bức bách. Đặc biệt, càng nguy hiểm hơn khi ở lứa tuổi THCS, các em đang trong giai đoạn hình thành “cái tôi” cá nhân, nhân cách, định hình thế giới quan thì việc phải ở nhà và chỉ học trực tuyến, giao tiếp với bạn bè, thầy cô qua màn hình máy tính sẽ rất dễ khiến các em rơi vào khủng hoảng tâm lý. “Khi năm học mới diễn ra được vài tuần, tôi thường nhận được tin nhắn tâm sự của học sinh. Các em kể nhớ lớp, nhớ trường, nhớ thầy cô, bạn bè. Nhiều em còn kể việc ở nhà nhiều khiến bản thân cảm thấy khó chịu trong lòng, lúc nào cũng thấy bức bối, lười vận động và trở nên thụ động hơn xưa. Những lúc đó, tôi chỉ biết đặt mình vào hoàn cảnh của học sinh để động viên, chia sẻ, giúp các em vượt qua”, cô Xuân kể.

Dự án “Yêu bản thân – Trân trọng chính mình” ra đời vào đầu tháng 10, nơi mà học sinh có cơ hội chia sẻ, tâm tình những câu chuyện thực tế, khó khăn mà chính các em đã trải qua. Từ các câu chuyện đó, giúp những học sinh khác nhìn vào, tìm thấy sự vững tin hơn nếu rơi vào hình huống tương tự như thế. “Trên hết, dự án là sân chơi phù hợp với lứa tuổi học sinh, giúp các em vừa giải tỏa áp lực trong quãng thời gian học trực tuyến. Khi được chia sẻ câu chuyện mà mình đã trải qua là cách để các em nhìn lại và thấy yêu hơn, trân trọng bản thân mình hơn, để chọn lối sống tích cực, lạc quan. Bên cạnh đó, việc viết ra những chia sẻ cũng là cách để các em học văn một cách thực tế”, cô Xuân cho biết.

“Ln hơn” qua mi câu chuyn nh

Những câu chuyện trong dự án “Yêu bản thân – Trân trọng chính mình” được xem là hành trình viết về chính mình, nhìn lại những gì mình “đã từng làm”, “đã từng là”, “đã từng lớn lên”… Với video dài hơn 2 phút, em Nguyễn Diệp Bảo Hân đã chia sẻ về hành trình trưởng thành, biết yêu bản thân mình và những người thân trong gia đình hơn. “Em gần như rất vô tâm với mọi người mà chỉ xem cuộc sống và những thứ cá nhân của bản thân mình là điều quan trọng nhất. Bởi vậy em đã gây ra những cuộc cãi vã không đáng có giữa mình và mẹ. Mãi cho đến tận sau này em mới cảm thấy hối hận”, Hân kể lại. Hành trình thay đổi bản thân được Hân xây dựng từ việc đọc thật nhiều sách, trong đó có những cuốn sách tạo động lực. Ngoài ra, em cũng tìm kiếm những cách học tập thông minh và hiệu quả; tạo các thói quen, sở thích mới góp phần giúp cuộc sống trở nên thú vị như ăn đúng bữa, đúng giờ giấc, tập chơi đàn và thường xuyên nghe nhạc, quản lý thời gian hợp lý. “Điều em cảm thấy tốt nhất hiện giờ chính là em biết quan tâm, chia sẻ, yêu thương và đôi khi còn tâm sự với các thành viên trong gia đình, gắn kết tình cảm với mẹ…”, Hân vui vẻ nói.

Trong khi đó, câu chuyện của em Trần Hồ Thanh Ngọc lại khác, từ một cô bé tự ti về ngoại hình mập mạp, không dám kết bạn. Nguy hiểm hơn, việc tự ti vào bản thân đã khiến Ngọc không có bạn bè, bất lợi về chuyện học hành như những lúc giáo viên phân công làm việc nhóm. “Em nhận thấy những điều bất lợi đó vào mùa hè năm lớp 6 và quyết tâm thay đổi bản thân. Từ khi thay đổi bản thân, em đã lấy về được cho mình những điểm cộng nho nhỏ, rồi tích điểm cộng lại như một phần quà, động lực từ thầy cô dành cho mình”, Ngọc chia sẻ.

Nhìn lại hành trình lấy lại sự tự tin của mình, Ngọc cho rằng thay đổi bản thân nên bắt đầu bằng việc thay đổi các thói quen, lịch học tập và vui chơi một cách khoa học, hợp lý. Mỗi ngày cần biết những gì nên ưu tiên làm trước. “Mỗi tuần ba mẹ đều sắp xếp công việc để trò chuyện với em, chia sẻ cùng em những niềm vui trong tuần. Những điều nhỏ như vậy thôi nhưng cũng đủ tạo động lực để em thêm cố gắng”, Ngọc bày tỏ.

Nhìn rõ ưu điểm và khuyết điểm của bản thân là hành trình trưởng thành của cậu học sinh Ngô Minh Ân. Từng là một đứa trẻ tự cô lập chính mình, nhút nhát nhưng nhờ vào sự cố gắng mỗi ngày, đến năm lớp 8, Ân đã trở thành một lớp trưởng đầy tự tin, mạnh dạn tham gia nhiều cuộc thi, giao tiếp và kết bạn với nhiều người… “Mỗi ngày chỉ cần chúng ta luôn cố gắng, suy nghĩ về những điều tích cực và luôn tự tin vào chính bản thân là cách chúng ta đang trưởng thành”, Ân nói.

Theo cô Phạm Thị Thanh Xuân, từng câu chuyện chỉ đơn giản là những lát cắt rất nhỏ mà bản thân mỗi học sinh đã trải qua nhưng lại cho thấy sự trưởng thành của các em, nhìn ra chính mình. “Mỗi câu chuyện thể hiện trong dự án rất dung dị, gần gũi mà có thể bất cứ học sinh nào cũng nhìn ra được. Lắng nghe câu chuyện của bạn cũng là cách mỗi em lớn lên, trưởng thành, tìm thấy những điều tích cực để trân trọng hơn cuộc sống, bản thân mình, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay”, cô Xuân nhận định.

Bài, ảnh: Thành Nam

 

Bình luận (0)