Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Linh động “gỡ khó” cho giảng dạy tin học quốc tế

Tạp Chí Giáo Dục

Trong điu kin trang thiết b mua sm tp trung còn gp nhiu khó khăn, nhm đy mnh ging dy tin hc quc tế cho hc sinh t năm hc 2022-2023 các trưng hc ti TP.HCM đã linh đng thc hin nhiu gii pháp.


Nhi
u trưng hc ti TP.HCM đã mnh dn thuê máy tính đ phc v ging dy tin hc trong nhà trưng

Thuê máy tính

Từ đầu năm học 2022-2023, Trường THPT Nguyễn Du (Q.10) thực hiện thuê 42 máy tính với đơn vị doanh nghiệp để đảm bảo trang thiết bị đủ điều kiện có thể triển khai giảng dạy tin học quốc tế cho học sinh.

Thầy Huỳnh Thanh Phú – Hiệu trưởng nhà trường cho hay, theo tính toán cả chi phí thuê máy, bảo trì bảo dưỡng máy và chi phí giảng dạy, mỗi học sinh nhà trường khi học tin học quốc tế sẽ đóng 1 triệu đồng/9 tháng thực học. Tính ra mỗi tháng học sinh sẽ đóng khoảng 110.000 ngàn đồng.

“Để giảng dạy tin học quốc tế thì cấu hình máy phải đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của chương trình. Trong khi đó, nếu thực hiện mua sắm tập trung thì thời gian chờ đợi rất lâu. Vì vậy, nhà trường tiến hành thuê máy tính bên ngoài, vừa đảm bảo kịp thời có máy cho học sinh học trong năm học, vừa đảm bảo máy đáp ứng được theo yêu cầu giảng dạy, thậm chí là tiết kiệm chi phí hàng năm khi mỗi năm máy sẽ đều được bên đơn vị cho thuê bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp…”, thầy Phú chia sẻ.

Tương tự, để có thể triển khai giảng dạy tin học quốc tế cho học sinh từ năm học 2022-2023, Trường THCS Nguyễn Du, Trường THCS Minh Đức (Q.1) cũng tiến hành hợp đồng thuê máy tính giảng dạy. Chi phí thuê máy tính sẽ được… chia đều cho học sinh tham gia học tin học quốc tế.

Cô Nguyễn Đoan Trang – Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du (Q.1) chia sẻ, để triển khai giảng dạy tin học quốc tế thì yêu cầu về trang thiết bị, cấu hình máy tính phải đủ mạnh thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu. Trong khi đó, phòng máy cũ của trường thì máy tính đã có tuổi đời trên 10 năm, học trò vẫn phản ánh là… “khởi động máy mất đến cả nửa tiếng” nên không thể nào đáp ứng được việc triển khai giảng dạy tin học quốc tế.

“Trang thiết bị máy tính để bàn nằm trong danh mục mua sắm tập trung nên nếu muốn trang bị từ nguồn ngân sách Nhà nước để phục vụ giảng dạy cho học sinh thì phải mất rất nhiều thời gian. Vì thế, để có trang thiết bị đáp ứng kịp thời giảng dạy tin học cho học sinh, trường đã mạnh dạn thuê với đơn vị bên ngoài trang bị 1 phòng máy. Mức kinh phí được chi trả theo từng tháng thực học…”.

Không mnh dn khó có th trin khai

Từ năm học 2022-2023, tin học trở thành bộ môn bắt buộc giảng dạy từ khối lớp 3 theo Chương trình GDPT 2018. Bên cạnh đó, năm học này TP.HCM cũng bắt đầu thực hiện giảng dạy đại trà tin học quốc tế cho học sinh ở các khối lớp, vì thế nhu cầu về máy vi tính đủ điều kiện càng trở nên cấp bách đối với các cơ sở giáo dục.

Trong buổi làm việc với Đoàn ĐBQH TP.HCM thời điểm đầu năm học, cô Võ Thị Đào – Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Hồng Đào (huyện Hóc Môn), cho biết đối với việc thực hiện đề án tin học theo chuẩn quốc tế tại TP.HCM thì phòng máy của trường chưa đáp ứng đủ. Thế nhưng, việc mua sắm tập trung thì gặp nhiều khó khăn…

Ông Nguyễn Văn Hiệp – Trưởng phòng GD-ĐT huyện Hóc Môn nhìn nhận, khó nhất hiện nay trong việc trang bị máy tính cho các nhà trường là phải thực hiện mua sắm đấu thầu tập trung. Mỗi lần đấu thầu rất lâu có khi hai năm vẫn chưa trang bị được một phòng máy. Trong khi đó, Thông tư số 37 của Bộ GD-ĐT nêu rõ máy tính là thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học khi từ năm lớp 3, tin học là môn học bắt buộc trong Chương trình GDPT 2018.

Để gỡ khó, theo ông Dương Hồng Thắng – Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn, giải pháp huyện đưa ra là vận dụng dự án đầu tư xây dựng trường học có các gói thấu đã chuẩn bị (thường các trường mới nhu cầu sử dụng chưa nhiều) nên huyện sẽ điều phối thiết bị đó về các trường khác. Trong giai đoạn hai năm sẽ tiếp tục đăng ký để khi đã được đấu giá rồi thì lấy đó để bù đắp về các trường mới. Như vậy sẽ giải quyết được bài toán đủ máy tính cho các trường học. Ngoài ra, máy tính rất mau lỗi thời, giai đoạn hiện nay khó khăn quá, huyện sẽ xem xét việc thuê để vừa đảm bảo có trang thiết bị, vừa không lãng phí về nguồn lực đầu tư.

TP.Thủ Đức cũng là đơn vị sớm triển khai việc thuê máy tính phục vụ việc giảng dạy tin học tại các cơ sở giáo dục khi tin học hiện đã được các cơ sở giáo dục trên địa bàn giảng dạy cho học sinh từ khối lớp 1. Bà Lê Thị Xinh – Phó Trưởng phòng GD-ĐT TP.HCM chia sẻ, trong điều kiện còn khó khăn về trang thiết bị, cơ sở vật chất mà mua sắm tập trung cũng gặp khó khăn thì nếu không mạnh dạn các trường khó có thể triển khai…

“Hiện tại trên địa bàn TP.Thủ Đức, tất cả các trường đều có đủ máy tính để phục vụ giảng dạy môn tin học cho học sinh, bao gồm cả tin học trong chương trình của Bộ GD-ĐT và tin học theo chuẩn quốc tế…” – bà Xinh nhấn mạnh.

Nhằm tháo gỡ tình trạng thiếu máy tính để giảng dạy môn tin học cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP, mới đây Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn các trường thuê máy tính. Trong đó, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Lê Hoài Nam đề nghị các đơn vị căn cứ vào tình hình thực tế về nhu cầu sử dụng máy vi tính phục vụ hoạt động dạy học, tổ chức việc thuê tài sản theo đúng quy định. Về kinh phí thực hiện, sẽ theo quy định về việc sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của đơn vị. Việc tổ chức lựa chọn các đơn vị cung cấp máy vi tính đảm bảo tuân theo quy định của Luật Đấu thầu và các quy định pháp luật có liên quan.

“Nếu đơn vị nào thực hiện việc thuê máy tính giảng dạy môn tin học từ kinh phí là nguồn ngân sách Nhà nước thì buộc phải đấu thầu theo đúng Luật Đấu thầu. Còn các đơn vị thực hiện thuê theo hình thức xã hội hóa, thỏa thuận với phụ huynh học sinh thì cần thực hiện theo đúng quy định, thực hiện công khai, minh bạch, tạo được sự đồng thuận trong phụ huynh, học sinh” – ông Lê Hoài Nam nêu rõ.

Đ Giang Quân

 

Bình luận (0)