Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Linh hoạt giảng dạy nội dung giáo dục địa phương

Tạp Chí Giáo Dục

Trong hc k II này, các trưng THCS và THPT ti TP.HCM trin khai ging dy ni dung giáo dc đa phương khi 7 và khi 10 do tài liu mi đưc B GD-ĐT phê duyt.


Các trưng THCS và THPT ti TP.HCM đang linh hot trin khai ni dung giáo dc đa phương trong hc k II

Các trưng cn có s ch đng

Nội dung giáo dục địa phương là một trong những môn học mới, bắt buộc trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Với môn học này, Bộ GD-ĐT chỉ ban hành khung chương trình, còn lại các địa phương sẽ tự thực hiện biên soạn, UBND tỉnh/thành phố sẽ thẩm định và Bộ GD-ĐT phê duyệt.

Tại TP.HCM cũng như nhiều địa phương khác, môn học này đang gặp khó về tài liệu học tập. Riêng năm học 2022-2023, tại TP.HCM xuyên suốt học kỳ I, đây là môn học được các trường THCS và THPT “bỏ trắng” do tài liệu chưa được Bộ GD-ĐT thẩm định, phê duyệt. Hiện tại, tài liệu này đã được Bộ GD-ĐT phê duyệt và các trường đưa vào giảng dạy trong học kỳ II. Tuy nhiên, băn khoăn hiện nay của nhiều trường là khi tổ chức giảng dạy trong học kỳ II thì việc sắp xếp giảng dạy cũng như kiểm tra, đánh giá sẽ như thế nào để đảm bảo các cột điểm cho học kỳ I. Phó hiệu trưởng một trường THPT băn khoăn: Theo quy định, nội dung giáo dục địa phương có 35 tiết/năm, tương đương với 1 tiết/tuần. Khi học kỳ I không giảng dạy thì 35 tiết này sẽ phải giảng dạy hết trong học kỳ II. Như vậy, khi thiết kế giảng dạy thì kiểm tra, đánh giá thế nào để phù hợp.

Ông Lê Duy Tân (Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD-ĐT TP.HCM) cho biết, đối với việc giảng dạy nội dung giáo dục địa phương trong học kỳ II, các trường có thể tận dụng hệ thống dạy học trực tuyến trên hệ thống LMS để đảm bảo thời lượng học tập. “Dù nỗ lực rất lớn song chúng ta gặp nhiều trở ngại trong quá trình biên soạn tài liệu. Không chỉ TP.HCM mà tất cả các địa phương trên cả nước đều gặp phải khó khăn này. Quy định xuất bản hiện vẫn chưa thực hiện được. Do vậy, các trường cần có sự chủ động, cố gắng mang tính địa phương, màu sắc của TP.HCM để giảng dạy cho học sinh”, ông Tân nói.

S hóa ni dung đ thun li trong ging dy

Tại Trường THCS Nguyễn Du (Q.1), ngay khi tài liệu nội dung giáo dục địa phương khối 7 được Bộ GD-ĐT phê duyệt, nhà trường đã đưa vào triển khai giảng dạy đối với khối 7. Nội dung này được giao cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn đảm nhiệm song song với số hóa để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh khi tiếp cận. “Căn cứ theo tài liệu và các chủ đề trong bộ môn, giáo viên thiết kế bài giảng, lồng ghép video về các địa danh văn hóa lịch sử trên địa bàn Q.1 và TP.HCM. Các video này có thể do giáo viên sưu tầm, cũng có thể do chính thầy cô thực hiện. Trước mỗi bài học, học sinh sẽ xem qua, tìm hiểu trước tại nhà, giáo viên chỉ hỗ trợ mở rộng, trang bị thêm cho các em kiến thức tại lớp”, cô Nguyễn Đoan Trang (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ. Bằng việc số hóa tài liệu, cô Trang cho rằng học sinh có thể học mọi lúc, mọi nơi mà không bị gò bó trong khung thời gian 1 tiết/tuần.

Cũng trên địa bàn Q.1, Trường THCS Minh Đức hiện đang triển khai giảng dạy nội dung giáo dục địa phương khối 7 bằng cách phân công cho giáo viên bộ môn phụ trách từng chuyên đề và đưa vào thời khóa biểu. Ví dụ, với bài học liên quan đến mỹ thuật thì giáo viên mỹ thuật phụ trách, liên quan đến văn hóa thì giáo viên văn đứng lớp, liên quan đến kiến thức lịch sử thì giáo viên lịch sử đảm nhiệm. Cô Trần Thúy An (Hiệu trưởng nhà trường) cho hay, việc sắp xếp từng giáo viên phụ trách khiến nhà trường cực hơn, song sẽ đảm bảo kiến thức chuyên sâu cho học sinh ở môn học, giúp các em thích thú khi tiếp cận các nội dung kiến thức về lịch sử, văn hóa, địa lý của Q.1 và TP.HCM; từ đó góp phần hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh theo đúng mục tiêu mà Chương trình giáo dục phổ thông 2018 hướng tới.

Ni dung giáo dc đa phương là mt trong nhng môn hc mi, bt buc trong Chương trình giáo dc ph thông 2018. Vi môn hc này, B GD-ĐT ch ban hành khung chương trình, còn li các đa phương s t thc hin biên son, UBND tnh/thành ph s thm đnh và B GD-ĐT phê duyt.

Ngoài cách thức xây dựng như trên, hiện nay nhiều trường học tại TP.HCM cũng đang triển khai môn học theo dạng chuyên đề với thời lượng 1 tuần/1 lần vào cuối tuần, vừa đảm bảo triển khai chương trình, vừa không bị áp lực thời gian môn học. Ông Nguyễn Văn Hiếu (Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) thông tin, hiện nay ngành giáo dục thành phố đang tích cực đẩy mạnh hoạt động dạy học trên môi trường internet. Trong đó chú trọng đẩy mạnh việc thực hiện số hóa học liệu điện tử Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tài liệu giáo dục địa phương. Xây dựng học liệu, bài giảng, nội dung tương tác mẫu cho các môn học thuộc chương trình mới, tài liệu giáo dục địa phương, các học liệu điện tử và đưa lên các nền tảng dạy học trực tuyến, tạo thuận lợi cho cơ sở giáo dục thực hiện hoạt động giảng dạy môn học trên môi trường trực tuyến. Các tài liệu giáo dục địa phương đã được thẩm định và công bố sẽ được ngành giáo dục đưa lên hệ thống quản lý học liệu (LCMS) đã được triển khai cho toàn ngành.

Ông Hiếu khẳng định, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trao quyền chủ động rất lớn cho các trường học trong việc triển khai chương trình sao cho phù hợp với đặc thù nhà trường, từ đối tượng học sinh, giáo viên đến cơ sở vật chất. Do vậy, với việc giảng dạy nội dung giáo dục địa phương, nhà trường cũng căn cứ vào các đặc thù trên để triển khai, tận dụng thêm môi trường số cho thuận lợi.

Ông Hiếu cho biết thêm, hiện nay Sở GD-ĐT TP.HCM đã chỉ đạo xây dựng tài liệu nội dung giáo dục địa phương khối 8 và khối 11 để sớm hoàn thiện, chỉnh sửa, trình Bộ GD-ĐT duyệt, để tài liệu được ban hành sớm hơn so với khối 7 và khối 10, từ đó giúp các nhà trường có sự chủ động hơn trong giảng dạy.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)