Hội nhậpGiáo dục phát triển

Linh hoạt trong lựa chọn phương pháp giáo dục

Tạp Chí Giáo Dục

Dư luận đang lo lắng trước tình trạng vi phạm đạo đức, pháp luật ở lứa tuổi học đường ngày càng gia tăng… Đây không phải là lần đầu tiên, vấn đề vi phạm pháp luật của học sinh (HS) được đề cập. 

Để xảy ra tình trạng này, đã có rất nhiều lý do được nhắc đến như ảnh hưởng từ lối sống tiêu cực, văn hóa phẩm đồi trụy, sự chểnh mảng của gia đình, nội dung chương trình giáo dục thiếu thực tiễn… song còn một lý do quan trọng khác chưa được quan tâm nhiều, đó là phương pháp giáo dục khô cứng. 
Hiện nay, tùy theo mức độ vi phạm của HS, nhà trường thường áp dụng hình thức xử lý theo các mức từ nhắc nhở, khiển trách, cảnh cáo, tạm đình chỉ học tập đến buộc thôi học. Tuy nhiên, không phải với HS nào các hình thức xử lý ấy cũng có hiệu quả như nhau, lại có nhiều HS vi phạm không phải lần đầu, với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. 
Ở nhiều vụ việc, hai bên đánh nhau sau khi bị nhà trường xử lý kỷ luật lại càng tức tối hơn và luôn chờ cơ hội để gặp lại. Ngay như vụ chém bạn vừa xảy ra ở Quảng Nam, cả hai HS (người chém và người bị chém) đều có hạnh kiểm trung bình, từng bị kỷ luật vì đánh nhau, song vẫn không tiến bộ. Thực tế cho thấy, có cô giáo chỉ bằng thủ thỉ, gần gũi, động viên mà đã cảm hóa được nhiều HS chưa ngoan. Điều ấy cho thấy sự cần thiết của việc lựa chọn phương pháp giáo dục HS sao cho linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng, từng vụ việc cụ thể để HS tâm phục, khẩu phục, không nhất thiết phải theo các hình thức áp đặt khô cứng. 
Thống Nhất (HNM)
 

 

Bình luận (0)