Y tế - Văn hóaThư giãn

Linh Nga : Hy sinh hết tuổi thơ cho múa

Tạp Chí Giáo Dục

Chia tay tuổi thơ khi còn là cô bé 12 tuổi, Linh Nga một mình khăn gói sang Trung Quốc để bắt đầu “kìm kẹp” mình vào “kỷ luật sắt” của trường múa. Sau 5 năm trở về quê hương, cô đã tạo cho mình một thương hiệu không thể lẫn vào đâu được… Linh Nga Múa.

Gia đình khơi nguồn đam mê

Trưởng thành trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, theo Nga, đó là may mắn hay là áp lực?
Đó là may mắn. May mắn vì được là con gái của một đôi nghệ sĩ. May mắn khi mình được truyền lại nghề mà cả gia đình đang theo đuổi và may mắn khi xung quanh mình có những vị khán giả khó tính, khắt khe nhất chính là các thành viên trong gia đình mình- những người luôn động viên, an ủi và cho mình những lời góp ý chân thành nhất.
Học múa theo định hướng của ba mẹ và nghề múa mang lại cho Nga thành công. Có thể hiểu thành công ấy là cái Nga kiếm tìm cho mình hay là để làm vui lòng ba mẹ- rằng, Nga đã làm đúng ý nguyện của 2 người?
Nga theo nghề là do sự chỉ bảo của bố mẹ và của ông bà, cô cậu. Từ lúc bé- khi bố mẹ thấy Nga có năng khiếu đã hướng Nga theo con đường chuyên nghiệp và mọi người trong gia đình luôn nhắc nhở Nga phải theo nghề một cách nghiêm túc và phải cố gắng hết sức lực của mình thì mới đi đến cùng được. Vì múa là bộ môn đòi hỏi thời gian dài để tập luyện và đòi hỏi sự kiên trì. Nhưng 10 năm ở xứ người đã làm Nga yêu múa nhiều hơn và Nga đã hy sinh hết tuổi thơ của mình cho múa.
Thành danh nhờ sự khổ luyện
 Xa gia đình từ rất sớm để theo học múa, trong khi những bạn bè khác thì luôn được ba mẹ chăm sóc, đón đưa mỗi khi đi học… Nhớ lại quãng thời gian ấy, có khi nào Nga cảm thấy tủi thân?
 10 năm trôi qua là nước mắt, mồ hôi và nỗi nhớ nhà da diết, nhưng 10 năm đó làm nên một Linh Nga cứng rắn và dũng cảm hơn trước rất nhiều. Múa cho Nga sức khỏe, nghị lực và bản lĩnh. Nhìn thấy các bạn của mình được ở cạnh gia đình, mình cũng cảm thấy nhớ nhà. Mỗi khi Tết về, nhìn thấy các bạn được về nhà mà mình thì lại không được về, Nga hay tủi thân và khóc rất nhiều. Nhưng vì hoàn cảnh lúc đấy khó khăn, không phải muốn về Việt Nam là về được nên Nga cứ lao vào tập luyện để quên đi, nhưng cũng chính những cái Tết  xa nhà đấy làm mình thay đổi và lớn lên từng ngày.
 Khó khăn nhất là khi trở về nước, Nga hoang mang không biết mình có sống được với nghề này tại Việt Nam không? Nhưng từ sau khi làm show Vũ và Sen, Nga đã được khán giả Việt Nam đón nhận.
Cuộc sống của Linh Nga khi ở Trung Quốc ra sao?
Cuộc sống của Linh Nga khi ở Trung Quốc ra sao?
Chỉ có học tập và tập tành trên sàn tập.
“Kỷ luật sắt” của trường múa có thể được hình dung như thế nào nhỉ?
Kỷ luật của trường múa là một tuần không được ra ngoài, chỉ có thể ra ngoài vào thứ 7 và chủ nhật lại phải tập trung về trường. Không được xem tivi và phải đi ngủ lúc 10 giờ. Phải ăn uống theo chế độ, không được mập lên sẽ ảnh hưởng đến cân nặng và phải chạy bộ vào mỗi buổi sáng.
Áp lực của việc tập luyện có khi nào khiến Nga kiệt sức và muốn buông xuôi?
Nga chưa bao giờ muốn buông xuôi. Có những lúc mệt mỏi đến không chịu được nỗi nhưng khi được lên sân khấu thì mọi thứ đều biến mất. Đâu phải cứ khó khăn vất vả mà mình bỏ nghề. Nghề nào cũng có cái khó của nó nhưng mình yêu và đam mê thì sẽ vượt qua được hết.
 
Có khi nào vì quá khát khao nổi tiếng mà Nga khiến mình stress không?
Có khi nào vì quá khát khao nổi tiếng mà Nga khiến mình stress không?
Nga chỉ khát khao được đứng trên sân khấu, được làm nghề một cách nghiêm túc, được khán giả đón nhận một cách đúng nghĩa là diễn viên múa. Trở về nước làm việc được 5 năm, Nga chưa làm gì khác ngoài nghề múa của mình. Nga cảm thấy mình hạnh phúc khi được khán giả và mọi người đón nhận. Vì tuổi đời của diễn viên múa rất ngắn nên Nga muốn mình phải làm thật nhiều điều có ý nghĩa cho chặng đường nghệ thuật của mình.
Lập gia đình không có nghĩa là kết thúc sự nghiệp của mình. Từng đấy năm theo nghề, Nga không dễ dàng gì bỏ nghề. Lập gia đình xong Nga vẫn hoạt động nghệ thuật và vẫn đi diễn thường xuyên. Mọi người trong gia đình đều ủng hộ và trân trọng sức lao động của Nga nên không ai bắt Nga phải bỏ múa hết.
 Vẹn toàn cuộc sống hôn nhân
Cuộc sống hằng ngày của nghệ sĩ múa Linh Nga như thế nào?
Sàn tập và gia đình. Buổi sáng Nga lên nhà hát tập, buổi chiều lo cho gia đình và buổi tối đi diễn. Những ngày Tết và lễ thì Nga không nhận show, chỉ ở nhà với gia đình thôi.
Ông xã có chia sẻ công việc nhà cùng Nga không?
Bạn đời của Nga luôn lắng nghe và chia sẻ với Nga mọi thứ trong cuộc sống. Anh ấy luôn đem đến tiếng cười cho Nga và anh ấy rất thông cảm với những gì Nga đang làm.
Mang thai, sinh con, đồng nghĩa với việc Nga sẽ phải tạm xa sân khấu 1 thời gian. Nga sẽ làm gì để vơi đi nỗi nhớ sân khấu?
Nga sẽ tạm gác công việc lại trong năm nay. Nhưng không múa được thì Nga lại đi dàn dựng và dạy học. Nga không muốn mình chỉ nằm ở nhà. Nga sẽ trở lại vào mùa hè năm sau.
 Nga có định áp dụng “chính sách” giáo dục và định hướng con như ba mẹ đã từng làm với mình không?
 Nếu như con mình có năng khiếu và đam mê thì Nga cũng sẽ hướng con theo nghệ thuật.
Có khi nào vì quá khát khao nổi tiếng mà Nga khiến mình stress không?
Nhiều nghệ sĩ chạy show liên tục nhưng vẫn than vãn không đủ thu nhập khi chỉ làm 1 nghề… Nga có nghĩ đến 1 lúc nào đó sẽ bỏ múa để làm 1 nghề khác, như kinh doanh chẳng hạn…
Thật ra nghệ thuật chỉ có thể làm cho mình thăng hoa và chìm đắm trong sự lãng mạn. Nếu làm nghệ thuật mà cứ nghĩ đến kinh tế thì sẽ mất hết đi sự trong sáng và sự sáng tạo. Đến khi nào không múa được nữa thì Nga sẽ dừng lại để làm cái khác, còn bây giờ thì tình yêu với múa còn quá nhiều nên Nga chưa bao giờ nghĩ mình sẽ làm gì khác ngoài múa.
Cảm ơn và chúc Linh Nga luôn hạnh phúc, thành công trong cuộc sống.
 
theo DTO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)