Nhiều chủ phương tiện còn dùng dằng chưa chịu lắp đặt bình cứu hỏa trên xe ô tô từ 4 chỗ ngồi trở lên là vì lo ngại cháy nổ sau khi lắp.
Bình chữa cháy mini lắp đặt trên ô tô |
Thị trường bình cứu hỏa không sôi động
Ghi nhận của chúng tôi tại cửa hàng bán dụng cụ bảo hộ lao động trên đường Kha Vạn Cân, Q.Thủ Đức, những ngày qua, lượng khách đến mua bình chữa cháy không tăng mấy so với trước đây. Theo người bán, nguyên nhân là chủ phương tiện không mấy hài lòng việc phải lắp đặt bình cứu hỏa trên xe ô tô.
“Chủ yếu là khách đến dò giá, nhờ tư vấn cách lắp đặt chứ mua thì rất ít. Thậm chí có người mang bình cũ đến nhờ nhân viên kỹ thuật lắp đặt”, chị Thanh bán hàng thông tin. Khi chúng tôi hỏi về nguồn gốc của các loại bình chữa cháy này, chị Thanh khẳng định là hàng Đài Loan. Chúng tôi còn được người bán quảng cáo là bình chữa cháy còn được sản xuất với công nghệ cao, dập tắt với bất kỳ vật liệu nào. Người bán cho là hàng của nước này, nước kia nhưng người mua không thể kiểm chứng, bản thân người có chuyên môn cũng không thể xác định ngay mà cần phải có kiểm tra, đánh giá cụ thể.
Những ngày qua, trên thị trường xuất hiện nhiều cửa hàng bán bình chữa cháy, tuy nhiên kể cả người bán, hiểu biết về dụng cụ chữa cháy này cũng còn hạn chế. Luôn miệng cho là hàng ngoại nhập, đảm bảo an toàn, được kiểm định chất lượng trước khi lưu hành… nhưng thực tế có đúng như vậy hay không thì cần phải có đợt kiểm tra, tích cực đánh giá của cơ quan chức năng.
Ghi nhận trên thị trường hiện nay, ngoài các loại bình sử dụng một lần, nhiều lần còn có loại bình cứu hỏa sử dụng xong có thể tái nạp khí cho những lần sử dụng tiếp theo. Theo tìm hiểu của chúng tôi bình chữa cháy bán tại đây chủ yếu là của Trung Quốc, Đài Loan. Ông Nguyễn Văn Trình, chủ doanh nghiệp kinh doanh vận tải tại Bình Dương cho biết, từ lúc chưa có quy định của Nhà nước, doanh nghiệp chúng tôi cũng đã trang bị phương tiện PCCC, cụ thể là bình chữa cháy mini. Tuy nhiên, tùy theo thiết kế của mỗi loại xe, việc chọn một nơi để lắp đặt sao cho an toàn, tiện lợi vừa đảm bảo yếu tố thẩm mỹ là không đơn giản. Ông Trình ví dụ, với xe tải, yên xe tài xế rộng, có thể đặt bình cứu hỏa giấu trong đó, còn xe du lịch 4-9 chỗ là không đơn giản.
Theo ông Trình, hiện nay nhiều đơn vị vận tải vẫn chưa lắp đặt bình cứu hỏa là vì lo ngại bình cứu hỏa số sẽ gây cháy nổ. “Anh em chúng tôi đã bàn bạc rất kỹ, là quy định của Nhà nước rồi cũng phải chấp hành nhưng rất lo lắng, có thể xảy ra sự cố bất cứ lúc nào nhất là khi xe đi đường dài, đậu đỗ ngoài nắng hàng giờ”, ông Trình nói.
Theo kỹ sư hóa Nguyễn Phan Thanh, hiện nay trên thị trường, bình chữa cháy loại dưới 4kg hoặc dưới 5 lít, bình chất phụ gia chữa cháy, bình khí CO2 là những loại bình được bán chạy nhất, vì về cơ bản chúng vừa cân, dễ sử dụng cũng như di chuyển lại vừa túi tiền. Tuy nhiên, tình trạng sang chiết, nạp bột hoặc CO2 vào bình chữa cháy vẫn được xem là “loạn”, các cơ quan chức năng chưa có đánh giá khách quan, khoa học về mức độ an toàn của bình chữa cháy, đặc biệt là các bình chữa cháy ngoại nhập. |
Kỹ sư hóa Nguyễn Phan Thanh, Công ty cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng miền Nam cho rằng, đặt cố định tại chỗ, bình cứu hỏa mới phát huy tác dụng của nó, nhưng khi đặt trên xe, với sự va chạm, sốc qua ổ gà như đặc thù đường bộ ở Việt Nam thì bình cứu hỏa lại là ngòi nổ, lại là nguyên nhân của cháy nổ. Ông Thanh cũng cho biết, nếu thật sự cần thiết thì bình cứu hỏa dành cho xe hơi phải là loại bình thiết kế đặc thù, đảm bảo mức độ an toàn cháy nổ, chịu được nhiệt độ cao khi đậu xe dưới trời nắng.
Khó tránh cháy, nổ
Theo ông Thanh, hiện nay trên thị trường, bình chữa cháy loại dưới 4kg hoặc dưới 5 lít, bình chất phụ gia chữa cháy, bình khí CO2 là những loại bình được bán chạy nhất, vì về cơ bản chúng vừa cân, dễ sử dụng cũng như di chuyển lại vừa túi tiền. Tuy nhiên, tình trạng sang chiết, nạp bột hoặc CO2 vào bình chữa cháy vẫn được xem là “loạn”, các cơ quan chức năng chưa có đánh giá khách quan, khoa học về mức độ an toàn của bình chữa cháy, đặc biệt là các bình chữa cháy ngoại nhập.
Thực tế bình cứu hỏa không có khả năng chịu được nhiệt độ như thông tin trên bình. Thông thường từ 500C trở lên, tuy nhiên, còn tùy thuộc vào từng loại bình của nhà sản xuất. Ông Thanh lưu ý, người dân cần có kiến thức cơ bản về loại bình chữa cháy hiện nay, trước hết phải biết phân biệt bình bột và bình khí. Theo đó, bình bột (có đường kính thân bình to, có gắn đồng hồ áp suất trên cổ bình) và ngược lại là bình khí CO2. Với bất kỳ loại bình nào, việc bảo quản đúng cách là cực kỳ quan trọng, tuyệt đối đặt nơi tránh ánh nắng trực tiếp, và bức xạ nhiệt mạnh, nhiệt độ tối đa là 500C. “Khi di chuyển nhẹ nhàng, tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao và thiết bị rung động, vì thế việc lắp đặt trên xe hơi, chỉ có thể hạn chế giảm sốc chứ không thể hoàn toàn tránh rung động nên nguy cơ cháy nổ là điều khó tránh khỏi”, ông Thanh lo ngại.
Bài, ảnh: Trần Anh
Bình luận (0)