Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Lộ diện siêu Trái đất có thể ở được rất gần chúng ta

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Một hành tinh mới đã lộ diện trong hệ sao đôi Gliese 338, chỉ cách chúng ta 20,7 năm ánh sáng. Đó là một siêu Trái đất nằm trong vùng sự sống của sao mẹ.
Hệ thống sao Gliese 338 ước tỉnh khoảng 1 tỉ năm tuổi, bao gồm 2 ngôi sao loại Mo có kích thước khoảng 64-69% khối lượng Mặt trời. 2 ngôi sao tên Gliese 338A và Gliese 338B nằm cách nhau 109 đơn vị thiên văn. Một đơn vị thiên văn chính là khoảng cách từ Mặt trời đến Trái đất. Gliese 338B nhỏ hơn bạn đồng hành của nó một chút.
Ảnh đồ họa mô tả siêu Trái đất mới phát hiện với 2 "Mặt trời".
Ảnh đồ họa mô tả siêu Trái đất mới phát hiện với 2 "Mặt trời".
Nhóm các nhà thiên văn học đứng đầu bởi tiến sĩ Esther González-Álvarez từ Trung tâm Sinh học không gian (Tây Ban Nha) đã dùng kỹ thuật vận tốc xuyên tâm để truy tìm các hành tinh nhỏ có thể được nuôi dưỡng bởi một trong 2 ngôi sao Gliese 338A và Gliese 338B. Kết quả, họ đã thấy cả một siêu Trái đất quanh quanh Gliese 338B ở khoảng cách 0,14 đơn vị thiên văn, cứ 24,45 ngày Trái đất là đi hết một năm.
Siêu Trái đất mới được đặt tên là Gliese 338Bb, khối lượng gấp 10,3 lần Trái đất và hoàn toàn nằm trong "vùng sự sống" của ngôi sao mẹ. Ước tính nhiệt độ bề mặt của nó có thể từ 27 đến 117 độ C, tức có những vùng nhiệt độ phù hợp cho sự sống. Từ siêu Trái đất này có thể nhìn thấy tận 2 "Mặt trời", bao gồm sao mẹ của nó và ngôi sao kề cận Gliese 338A.
Với các tính chất nói trên và khoảng cách 20,7 năm ánh sáng, siêu Trái đất Gliese 338Bb là một trong những hành tinh có thể ở được gần với chúng ta nhất được phát hiện.
Nghiên cứu sẽ được công bố trên tạp chí khoa học Astronomy & Astrophysics số sắp tới.
HT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)