Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Lo lắng nhiều tệ nạn mùa lễ hội

Tạp Chí Giáo Dục

Sau Tết Nguyên đán, nhiu nơi trong cc đã t chc hàng lot l hi góp phn làm nên v đp truyn thng c xưa. Nhưng cũng ti các bui hành hương, cúng bái, mt s thói quen xu ca khách thp phương thiếu ý thc đã to ra nhng t nn rt phn cm ngay trong các bui l hi đm cht văn hóa này.

Đông đo khách hành hương viếng chùa Bà Bình Dương, cũng là cơ hi cho bn trm cưp hoành hành

Có thể nói chưa bao giờ các nhà xã hội học, các nhà nghiên cứu văn hóa lại thật sự lo lắng và có nhiều ý kiến lên tiếng về những hành vi phản cảm của người tham gia lễ hội truyền thống như bây giờ.

Nhng hành vi không nên có trong l hi

Vốn là người rất tôn trọng văn hóa truyền thống và những nét đẹp trong các lễ hội, ông Phạm Xuân Hà, một doanh nhân thành đạt về lĩnh vực xây dựng thường có những chương trình tham gia lễ hội vào những dịp đầu xuân. “Tuy không phải là người mê tín dị đoan nhưng mỗi năm vào dịp lễ hội đầu năm mới tôi thường tổ chức gia đình đến chùa thắp hương trong đêm giao thừa và một vài ngày sau Tết để xin lộc đầu năm. Đây là thói quen mà trước đây cha mẹ tôi vẫn làm khi ông bà còn sống ở quê ngoài Bắc”. Anh Hà chia sẻ, cũng vì nhiều lần đi vãng cảnh chùa, tham gia một số lễ hội truyền thống tại một số địa phương ông từng chứng kiến nhiều điều tai nghe mắt thấy chưa đẹp trong mùa lễ hội. “Mấy năm trước tôi thường cùng gia đình đi lễ chùa Bà vào rằm tháng giêng để xin lộc cầu may đầu năm. Lễ hội rước kiệu bà Thiên Hậu từ đêm 14 đến sáng 15 tháng giêng âm lịch nên rất đông người đến hành lễ nhất là bà con người Việt gốc Hoa đến cầu phúc cầu lộc”. Theo ông, chùa Bà không lớn khuôn viên hẹp nên thường diễn ra cảnh chen chúc xô đẩy lẫn nhau nhất là khi rước kiệu đi quanh TP.Thủ Dầu Một. Ông Hà nhớ lại: “Có thể nói cả một biển người chen chúc trong ngày lễ rước kiệu bà nên giao thông trên những đoạn đường trong TP luôn bị tắc nghẽn việc di chuyển rất vất vả dù có lực lượng cảnh sát giao thông đã được bố trí sẵn. Thay vì xếp hàng đi theo thứ tự những người đi rước kiệu tìm cách chen lấn để được vào thắp nhang càng nhanh càng tốt”. Đó cũng là cảnh xô bồ và chen lấn rất dễ nhìn thấy tại một số ngôi chùa nhỏ vào dịp tối 30 và sáng mùng 1 Tết Nguyên đán ở TP.HCM. Đây chính là cơ hội cho kẻ gian và một số người lợi dụng trà trộn vào đám đông móc túi để ăn cắp tiền bạc, điện thoại di động làm mất an ninh trật tự tại những nơi công cộng. Không chỉ đến thắp nhang, nhiều người còn có thói quen xin lộc đầu năm để cầu may làm ăn phát đạt vì thế đây là dịp để họ bứt lá bẻ cành trong khuôn viên chùa chiền dù đã có thông báo và nhắc nhở trước đó.

Những ngày này, trên quốc lộ 13, rất đông xe máy chạy từ nhiều ngả ở Bình Dương, Đồng Nai trên tay cầm nhang đèn, cành lộc sau khi đi xin lộc đầu năm về. Với mong muốn cầu may nên nhiều người đến chùa để rải tiền lẻ khắp các ban bệ, tượng Phật trông rất phản cảm. Cũng do ý thức người đi lễ chưa cao nên sau buổi hành hương, cảnh ngập rác trong sân chùa lại luôn tái diễn. Thay vì bỏ các vật thải vào các thùng rác theo quy định thì một số người lại thiếu ý thức theo kiểu “cha chung không ai khóc” nên gặp đâu vứt đấy. Mùa lễ hội trở thành cơ hội gây ô nhiễm môi trường, gieo rắc thêm các bệnh truyền nhiễm nơi chốn đông người.

Thương mi hóa c l hi

“Chúng ta cn tr li s trong sáng đúng nghĩa cho các l hi truyn thng, lên án và ngăn chn nhng hành vi làm xu đi bn cht ca các l hi góp phn lưu gi bn cht các giá tr truyn thng tt đp t ngàn đi mà ông cha ta đã dày công kiến to nên” – PGS.TS Nguyn Văn Huy mong mun.

Ngày 20 tháng 2 (tức mùng 5 Tết Mậu Tuất) tại Đồng Đăng, Lạng Sơn đã xảy ra một vụ hỏa hoạn lớn tại khu vực sân trước đền Mẫu mà nguyên nhân chính là do đốt vàng mã sau khi cúng. Không chỉ gây ra các vụ cháy, việc đốt vàng mã còn gây lãng phí về tiền bạc. Chính vì thế đầu mùa lễ hội năm 2018 Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa đưa ra đề nghị được dư luận chú ý là loại bỏ việc đốt vàng mã, loại bỏ mê tín dị đoan tại các cơ sở thờ tự trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc và cả văn hóa Phật giáo Việt Nam. Thực tế từ nhiều năm nay, dư luận cũng đã lên tiếng về tình trạng đốt vàng mã bừa bãi tại các di tích văn hóa hoặc cơ sở tôn giáo. Đặc biệt ngành quản lý văn hóa cũng đã ban hành một số văn bản nhằm chấn chỉnh tình trạng này – mà gần nhất là Nghị định 28/2017/NĐ-CP (sửa đổi từ Nghị định 158/2013/NĐ-CP). Cụ thể “phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng quy định của ban tổ chức lễ hội, ban quản lý di tích”. Thế nhưng tình trạng đốt vàng mã ngày càng biến tướng và gây ra nhiều hệ lụy xấu ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Con số thống kê làm không ít người giật mình ở nước ta mỗi năm có 50.000 tấn vàng mã đưa đi đốt, tiêu tốn một số tiền không hề nhỏ chút nào.

Nhiều người khẳng định rằng, không chỉ lễ hội được sinh ra tràn lan tự phát mà xu hướng dung tục hóa và các tệ nạn phát sinh trong mùa lễ hội đang làm mất đi rất nhiều điểm cộng trong cái nhìn của thiện nam tín nữ và du khách thập phương. Bên cạnh đó tính thương mại của các lễ hội cũng đã bắt đầu lấn lướt tính văn hóa và ý nghĩa tâm linh khi các chùa chiền thi nhau mọc lên không theo một quy hoạch nào cả. Do cơ chế tự thu, có một vài địa phương mượn bức bình phong lễ hội để trục lợi, cơ hội ngàn vàng để kinh doanh, làm giàu cho địa phương. Chỗ nào cũng có hòm công đức, chỗ nào cũng có nơi quyên góp tiền xây chùa, bán vé giá cao, nhan nhản người ăn xin, bán hàng chặt chém đã gây ra cảnh lợi nhuận kinh tế lấn lướt tâm linh. Bản sắc lễ hội bị biến tướng và tha hóa đã gây ra những phản cảm và bức xúc trong dư luận kể cả những người đứng trong cuộc. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Huy, Trưởng ban Di sản văn hóa phi vật thể (Hội Di sản Việt Nam) hiện nay nước ta có gần 9.000 lễ hội tại các địa phương trong cả nước nhưng cứ với kiểu tổ chức tận thu và thương mại hóa hiện nay, các lễ hội sẽ không còn thực sự là lễ hội truyền thống nữa.

Bài, nh: Quang Phan

Bình luận (0)