Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Lo ngại về sự đánh đồng các loại hình đào tạo?

Tạp Chí Giáo Dục

Mt trong nhng thay đi đáng chú ý trong Lut Giáo dc sa đi có hiu lc t 1-7 va qua là s không ghi hình thc đào to trên văn bng. Nghĩa là, s không có s phân bit gia hình thc đào to chính quy và ti chc hay t xa. S thay đi này khiến nhiu ngưi không khi lo ngi v s đánh đng gia các loi hình đào to trong khi cht lưng đang có “đ vênh” đáng k

Trao bng tt nghip ti mt trưng trung cp. Ảnh: I.T

Nhiều ý kiến cho rằng, khi thực hiện việc thống nhất các loại hình bằng cấp, điều quan trọng là Bộ GD-ĐT cần có những giải pháp cụ thể, hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng của hệ đào tạo không chính quy. 

Trên thực tế, trong Luật Giáo dục có hiệu lực từ năm 2005 đến nay, bằng cấp giữa các hệ đào tạo là không có sự phân biệt. Hai loại hình đào tạo đều thực hiện cùng một khung chương trình với chuẩn kiến thức, kỹ năng tương đương. Trong những năm qua, đào tạo không chính quy được xem là phương thức đào tạo quan trọng và cần thiết. Phương thức đào tạo này đã góp phần giảm tải cho hệ thống đào tạo chính quy. Đồng thời bồi dưỡng, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế xã hội. Tuy vậy, chất lượng đào tạo của hệ không chính quy vẫn còn nhiều bất cập. Đây không chỉ là nỗi trăn trở của riêng ngành giáo dục mà còn của cả dư luận xã hội.

Đào tạo không chính quy có hai hình thức chính: Đào tạo vừa học vừa làm, hay còn gọi là tại chức và đào tạo từ xa. Điều mà toàn xã hội lo ngại và thực tế đã xảy ra là chất lượng đào tạo giữa hệ chính quy và không chính quy có sự chênh lệch khá lớn. Trong đó, đào tạo vừa học vừa làm và đào tạo từ xa là những hệ đào tạo có nhiều “điều tiếng” nhất. Vẫn biết, đào tạo không chính quy là hình thức đào tạo mềm dẻo, linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội, nâng cao trình độ đội ngũ nhân lực góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên, hệ đào tạo này đã và đang bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế.

Trước hết, mức thu học phí của hệ đào tạo không chính quy thường cao gấp 2 đến 3 lần so với hệ đào tạo chính quy, khiến nhiều trường cho rằng hệ đào tạo này là “nồi cơm chung” nhằm cải thiện đời sống của cán bộ giáo viên. Từ đó, việc lựa chọn thí sinh đầu vào không được chú trọng. Chương trình học hoặc bị cắt xén hoặc bị nhồi nhét. Công tác tổ chức giảng dạy, đánh giá thi cử, cấp phát văn bằng chứng chỉ đều bộc lộ nhiều yếu kém. Nạn mua bằng, bán điểm đã không còn là hiện tượng cá biệt. Điều đáng nói là vì những lí do khác nhau, từ cơ sở đào tạo đến người dạy và người học, phần lớn đều tỏ ra khá dễ dãi trong cách thức tổ chức đào tạo tùy tiện thậm chí thỏa hiệp với những tiêu cực?! Trong khi đó, ở cấp vĩ mô, công tác quản lí chưa được quan tâm đúng mức, vừa buông lỏng vừa chồng chéo, kém hiệu quả.

Có nhiều nguyên nhân khiến cho chất lượng đào tạo hệ không chính quy có sự chênh lệch khá lớn so với hệ chính quy. Trước hết, mặc dầu điều kiện cơ sở vật chất không đảm bảo, nhiều trường vẫn mở rộng quy mô đào tạo. Việc cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các trường, các cơ sở đào tạo khiến cho chất lượng đầu vào của thí sinh bị thả nổi. Chương trình đào tạo giữa các trường thiếu sự đồng nhất. Nhiều trường chủ trương cắt xén chương trình nhằm “giảm tải” cho sinh viên. Trong khi đó, một số trường lại bê nguyên chương trình đào tạo hệ chính quy để áp dụng đối với hệ đào tạo không chính quy, mặc dù trình độ, khả năng của sinh viên không đủ để tiếp nhận khối lượng kiến thức.

Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của hệ không chính quy và từng bước thu hẹp khoảng cách giữa hệ đào tạo này với hệ đào tạo chính quy cần kết hợp giữa công tác quản lý chặt chẽ với việc tổ chức đào tạo mềm dẻo, linh hoạt. Chú trọng hơn chất lượng đầu vào của thí sinh. Bên cạnh đó, cần đảm bảo sự tương thích giữa điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên với quy mô đào tạo, trong đó đội ngũ giáo viên phải có năng lực, tâm huyết. Nội dung chương trình cần có những sự cải tiến phù hợp, hướng nhiều hơn đến đối tượng người học và hiệu quả đào tạo chung. Cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trên tất cả các khâu: tuyển sinh, tổ chức dạy và học, công tác thi, kiểm tra, cấp phát văn bằng… Trách nhiệm của Bộ GD-ĐT là siết chặt, tăng cường công tác thanh, kiểm tra đối với các cơ sở đào tạo. Mặt khác, cần sớm ban hành những chế tài xử lý nghiêm đối với các cơ sở đào tạo kém chất lượng, không đáp ứng nhu cầu xã hội hoặc có những biểu hiện tiêu cực trong việc thực hiện quy chế chuyên môn hay công tác thu chi tài chính.

Mặc dù chủ trương không phân biệt bằng cấp giữa các hệ đào tạo là đúng đắn và phù hợp với xu thế chung của các nước trên thế giới nhưng với cách thức đào tạo của hệ không chính quy như trong thời gian vừa qua, về cơ bản, rất khó có sự đồng nhất về chất lượng giữa các loại văn bằng. Có rất nhiều việc cần phải làm để lập lại kỷ cương trong công tác tổ chức dạy và học để hệ đào tạo không chính quy phát huy được hết chức năng, hiệu quả. Từ đó, lấy lại niềm tin cho nhân dân. Khi không còn “độ vênh” về chất lượng, việc thống nhất các loại văn bằng mới và thực sự có ý nghĩa.

Bùi Minh Tun
(THPT Kim Liên – Nam Đàn – Ngh An)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)