Nguyên nhân vụ cháy tại Zone 9 (Hà Nội) đã được công bố là do an toàn lao động. Theo đó, vụ hỏa hoạn không lớn nhưng do thiếu kỹ năng, các công nhân đã bị ngạt và thiệt mạng.
Trước đó, một vụ sập tường đã khiến nhiều người nghĩ kết cấu kiến trúc ở đây có vấn đề. Tuy nhiên, nạn nhân chỉ bị thương và được xác định là do cố tình vượt qua biển báo cấm vào để chụp ảnh.
Không gian nghệ thuật của 789 (ở Zone 9) – nơi nhiều nghệ sĩ chọn để quay clip ca nhạc – Ảnh: Zone 9 cung cấp
|
Trong khi đó, thời điểm này Zone 9 bắt đầu có những động thái để chứng minh an toàn tại đây. “Những người làm nghề xây dựng, kiến trúc có đầu tư tại đây rà soát lại các mặt bằng. Họ cũng sẽ đưa ra các thông số, bằng chứng chứng minh sự an toàn tại đây”, bà Giang Trang, một nhà đầu tư ở đây cho biết. Trên thực tế, tại Zone 9 cũng có những kiến trúc sư thuê diện tích để mở văn phòng và nhà ở, trong đó có cả kiến trúc sư nước ngoài. Sau sự cố vừa qua, họ vẫn tiếp tục sống và làm việc tại đó. “Tuy là người có nghề, chúng tôi có lẽ vẫn mời thêm giám định độc lập”, kiến trúc sư Đoàn Kỳ Thanh, một nhà đầu tư, nói. Ông Thanh dự định sẽ mời tổ chức kiểm định chất lượng của Bộ Xây dựng kiểm tra cho khách quan.
Sản xuất, phân phối và tiêu dùng
Trên thực tế, vụ cháy tại Zone 9 không chỉ cướp đi sinh mạng của 6 công nhân mà còn khiến nhiều người
Những người làm nghề xây dựng, kiến trúc có đầu tư tại đây rà soát lại các mặt bằng. Họ cũng sẽ đưa ra các thông số, bằng chứng chứng minh sự an toàn tại đây
Bà Giang Trang, một nhà đầu tư tại Zone 9
|
nghi ngại về khu văn hóa mới hình thành này. Thế nhưng cũng có rất nhiều ý kiến cho rằng đây là mô hình văn hóa cần nhân rộng.
“Khi tôi đưa ông Thị trưởng Berlin (Đức – NV) tới Zone 9, ông ấy đã rất ngạc nhiên vì không nghĩ Hà Nội có một nơi độc đáo như vậy. Giống như các trung tâm nghệ thuật ở London, Berlin hay New York, nó có nhiều hoạt động sáng tạo nghệ thuật theo cách tự nhiên, truyền cảm hứng”, Giám đốc Viện Goethe Almuth Meyer-Zollitsh nói. Đây cũng là lý do Viện Goethe đã chọn Zone 9 để tổ chức sự kiện ngoại giao văn hóa Berlin trong lòng Hà Nội. Nó cũng là lý do để họ cùng Zone 9 tổ chức đêm nhạc từ thiện tại khuôn viên của mình. “Zone 9 là một khu vực sáng tạo. Ở đó ta thấy hình bóng của các doanh nghiệp lấy văn hóa là đối tượng kinh doanh”, PGS-TS Lương Hồng Quang, Phó viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật, cho biết.
Ông Quang cũng nhìn thấy một mô hình văn hóa đại chúng khác với văn hóa truyền thống qua hình thức tiêu thụ văn hóa tại Zone 9. “Ở đó văn hóa cá nhân, văn hóa nhóm được coi là cơ sở cho sự sáng tạo, phân phối và tiêu dùng văn hóa ở khu vực đô thị. Hơn nữa, từ khía cạnh thương mại, các hoạt động này sử dụng các công cụ kinh doanh để sản xuất, phân phối và tiêu dùng văn hóa”, ông nói.
“Lấy văn hóa để phát triển kinh tế”
Bà Nguyệt Ca, một nhà đầu tư, cho biết: “Khi Zone 9 mới mở, do hiệu ứng truyền thông các bạn trẻ đến rất đông. Có những nhóm bạn kéo nhau vào cà phê sách, rồi thấy không hợp lại ùn ùn đi ra. Chúng tôi đang trong thời kỳ đón nhận và sau đó ổn định khách. Những người trẻ khi tới đây có nhiều lựa chọn. Họ có thể chọn quán này hay quán khác phù hợp với bản thân mình. Và ở Zone 9, với hàng chục đơn vị kinh doanh, với nhiều phong cách, họ có thể chọn được đúng điều họ muốn”. |
Theo ông Quang, vấn đề lớn hơn là từ hiện tượng đơn lẻ và tự phát, cần có chính sách và quy hoạch cho khu phức hợp văn hóa. Nghĩa là nhà quản lý nên thiết lập hành lang pháp lý cho những khu văn hóa như vậy.
Các doanh nghiệp tại Zone 9 chính là một trong chuỗi thành phần của công nghệ sản xuất trong công nghiệp văn hóa. Họ bao gồm nhà sáng tạo như kiến trúc sư, sáng tác kịch bản, biên đạo, nhà văn, kỹ sư phần mềm. Họ cũng là các nhà kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, ghi âm. Họ còn là các nhà tổ chức: đạo diễn sự kiện, nhà sản xuất… Những nhà tổ chức này ngoài hiểu biết văn hóa, kỹ thuật, còn phải là nhà kinh doanh, tiếp thị, sản xuất. “Không có những người triển khai các hoạt động kinh doanh văn hóa, sẽ không có một nền văn hóa hiện đại ở đô thị”, ông Quang cho biết.
Cũng theo ông Quang, nhân chuyện này, cần có một chính sách tổng thể về phát triển công nghiệp văn hóa ở Hà Nội. Theo đó, trên các khu đất của các nhà máy phá sản nên phát triển các khu phức hợp kinh doanh văn hóa. Phải làm việc này thay vì cứ lấy đất đó để xây dựng các chung cư, khu kinh doanh. Sao không có ý tưởng lấy văn hóa để phát triển kinh tế, cứ lấy sản xuất truyền thống để phát triển kinh tế. Kinh tế khủng hoảng, cần có những sáng kiến và tư duy mới để tái cấu trúc kinh tế đô thị. Các nước đã có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này.
Theo TNO
Tin liên quan
Tối 1-11, tại Nhà hát TP.HCM đã diễn ra chương trình nghệ thuật với chủ đề “Vang mãi bài ca kết đoàn”....
Dự án số hóa không gian Bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh TP.HCM tạo nên những hình ảnh, nét văn hóa...
Liên hoan cải lương toàn quốc 2024 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND TP.Cần Thơ phối hợp tổ...
PGS.TS.NGƯT Ngô Minh Oanh sinh năm 1957 quê ở Lệ Thủy, Quảng Bình (nguyên là giảng viên Trường ĐH Tây Nguyên, ĐHSP...
Bình luận (0)