Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Lò phản ứng hạt nhân siêu nhỏ sắp hoạt động ở Mỹ

Tạp Chí Giáo Dục

Ủy ban năng lượng nguyên tử Mỹ (NRC) cấp phép để lò phản ứng module cỡ nhỏ đầu tiên (SMR) đi vào hoạt động, cung cấp nguồn năng nượng sạch an toàn và rẻ hơn.
 Mô phỏng lò phản ứng module cỡ nhỏ đặt trong bể chứa.
Mô phỏng lò phản ứng module cỡ nhỏ đặt trong bể chứa.
Thông báo hôm 29/7 của NRC cho biết cơ quan này đã thông qua thiết kế lò phản ứng của công ty có trụ sở ở Oregon để sử dụng ở Mỹ. Đây là thiết kế thứ 7 được duyệt từ khi NRC thành lập vào năm 1974, đánh dấu làn sóng công nghệ nhằm khiến điện hạt nhân trở nên rẻ, dễ lắp đặt và vận hành an toàn hơn.
Mấu chốt đối với những lợi thế của lò phản ứng SMR nằm ở kích thước nhỏ và thiết kế dạng module. Thay vì xây dựng lò phản ứng tại chỗ và điều chỉnh phù hợp với địa điểm, NuScale có thể sản xuất hàng loạt module lò phản ứng nhẹ trong nhà máy, sau đó vận chuyển đi khắp thế giới để lắp đặt tương đối nhanh và dễ dàng.
Mỗi module hình trụ cao 20 m, có đường kính 2,7 m và sản xuất 77 MW bằng cách đẩy hơi nước qua turbine. Một nhà máy điện có thể chạy 4 – 12 module đặt chìm trong bể nước, do đó tổng công suất vào khoảng 308 – 924 MW. NuScale cho biết khả năng sản xuất hàng loạt sẽ khiến SMR cạnh tranh hơn về chi phí so với nhiên liệu hóa thạch.
Giống như phần lớn lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới khác, SMR được thiết kế để tự tắt an toàn trong trường hợp xảy ra sự cố. Van dẫn nước và xả hơi sẽ đóng trong tình huống khẩn cấp. Bộ van thí hai sẽ mở ra để giảm áp cho hơi nước từ lõi lò phản ứng vào thùng chứa lò phản ứng. Khi ngưng tụ, hơi nước sẽ được đưa trở lại lõi và tuần hoàn lần nữa. NuScale cho biết lò phản ứng đặt trong bể nước khổng lồ với mái bê tông, cung cấp lớp bảo vệ cuối cùng để đối phó với động đất và không kích.
Nhà máy điện NuScale đầu tiên sẽ bắt đầu sản xuất điện năm 2029 và cả 6 module sẽ hoạt động năm 2030. Nằm ở Phòng thí nghiệm quốc gia Idaho, dự án Carbon Free Power sẽ cung cấp khoảng 462 MW điện.
HT (theo khoahoc.tv)

Bình luận (0)