Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Lo VND… tăng giá với USD!

Tạp Chí Giáo Dục

Việc VND tăng giá mạnh hiện đang làm tín dụng ngoại tệ tăng khá nóng. Đó là điều đáng lo cho tương lai, đồng thời ảnh hưởng đến nhập siêu. Bên cạnh đó lệch pha giữa huy động và cho vay ngoại tệ sẽ dẫn đến khó khăn cho các NH trong thời gian tới.

iệp hội Ngân hàng đã nhận định như vậy khi gửi văn bản kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không nên để tỷ giá USD… giảm hơn nữa.

Tỷ giá USD binh quân liên ngân hàng vẫn giao dịch ở mức thấp nhất kể từ đợt điều chỉnh tỷ giá ngày 11/2 vừa qua (20.618 đồng/USD).
Theo NHNN, hiện thị trường ngoại hối tiếp tục có những chuyển biến tích cực, trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng thương mại được cải thiện. Trên thị trường ngoại tệ tự do tỷ giá tiếp tục được kiểm soát và hầu như không có giao dịch. Sự trầm lắng của thị trường chợ đen đã đẩy tỷ giá tự do xuống thấp hơn giá tại các ngân hàng.
Tuy nhiên thực tế cho thấy, mức tỷ giá USD liên tiếp ở mức thấp trong thời gian dài cũng đang khiến các ngân hàng thương mại lo lắng. Bởi tỷ giá thấp đang kích thích tín dụng ngoại tệ tăng trở lại.
Số liệu gần đây cho thấy, khuynh hướng doanh nghiệp chuyển sang vay ngoại tệ đã khá rõ ràng, bởi khoảng cách giữa lãi suất tín dụng VND và ngoại tệ rất lớn. Theo báo cáo của các TCTD, trong gần 5 tháng đầu năm 2011, thanh khoản bằng ngoại tệ của TCTD được đảm bảo, nhưng tín dụng bằng ngoại tệ tăng ở mức khá cao. Tính đến 23/5, lượng vốn ngoại tệ các ngân hàng cho vay với nền kinh tế tăng tới 18,9% trong khi tín dụng nội tệ chỉ tăng 2,59%.
Đây là một khoảng cách khá lớn giữa tăng trưởng tín dụng ngoại tệ và VND. Việc tín dụng ngoại tệ tăng cao làm tăng tính rủi ro của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế khi các khoản vay ngoại tệ cùng đến hạn vào thời gian nào đó, có thể là vấn đề sức ép lên tỷ giá hối đoái của quốc gia.
Trong báo cáo phục vụ cuộc họp của Hội đồng Tư vấn tiền tệ mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, sự lệch pha trong tăng trưởng tín dụng giữa vốn VND và vốn ngoại tệ là kết quả của tình hình lạm phát cao và chênh lệch lãi suất quá lớn giữa hai loại vốn.
Trong khi đó, ở kênh huy động vốn cũng cũng kiến sự tăng trưởng lệch pha rất lớn giữa hai dòng vốn. Con số được NHNN đưa ra cho thấy, trong tốc độ tăng trưởng huy động vốn chung của toàn hệ thống ngân hàng đạt 1,48%, huy động ngoại tệ tăng tới 18,84% trong khi huy động vốn VND lại giảm đến 2,75% so với cuối năm 2010.
Sự sụt giảm huy động vốn VND được cho xuất phát chủ yếu từ khu vực tổ chức kinh tế, với con số hơn 156.000 tỉ đồng. Lãi suất cho vay tăng qua cao trong thời gian gần đây có thể đã buộc các DN phải rút tiền ra để sản xuất kinh doanh.
Để chủ động kiểm soát tín dụng phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ, góp phần ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, NHNN tiếp tục điều chỉnh tăng 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ. Giảm mức trần lãi suất huy động USD của TCTD đối với tổ chức, cá nhân tương ứng 0,5% – 1% so với quy định trước đây.
Đây là tháng thứ hai liên tiếp NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi ngoại tệ. Mức tăng từ đầu tháng 5/2011 là 2%, sau 16 tháng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ được duy trì ở 2-4%. Tại Quyết định số 1209/QĐ-NHNN, ngay từ kỳ dự trữ của tháng 6/2011, các ngân hàng (trừ Agribank) phải dành 7% vốn ngoại tệ huy động được để dự trữ bắt buộc, nếu nguồn tiền gửi này có kỳ hạn dưới 12 tháng. Với tiền gửi kỳ hạn từ một năm trở lên, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 5%. Riêng Agribank, Quỹ tín dụng Nhân dân Trung ương, ngân hàng hợp tác, tỷ lệ dự trữ với kỳ hạn dưới 12 tháng là 6%, từ một năm trở lên là 4%.
Những quyết định này của NHNN được kỳ vọng sẽ hãm đà tăng trưởng tín dụng ngoại tệ quá nóng thời gian qua.
Thực hiện đồng loạt các giải pháp tổng thể trên sẽ góp phần củng cố thêm lợi thế VND.
Đây là những giải pháp tổng thể để xử lý vấn đề ngoại tệ ở Việt Nam. Hạ lãi suất ngoại tệ xuống làm tăng giá trị VND lên. Lãi suất USD thấp tổ chức, cá nhân sẽ không còn tâm lý găm giữ ngoại tệ nữa mà chuyển sang VND. Mức lãi suất huy động tối đa USD 3%/năm thời gian qua là quá cao so với quốc tế.
Chênh lệch lãi suất ngoại tệ cao giữa Việt Nam và nước ngoài về mặt nào đó, có thể tranh thủ được kiều hối về, nhưng cũng khó tránh khỏi dòng vốn vay lãi suất thấp ở nước ngoài chuyển về trong nước để hưởng lãi suất cao hơn. Việc giảm lãi suất USD xuống tối đa 2%/năm góp phần hạn chế hiện tượng này và tiến sát mức lãi suất theo quốc tế. Thực hiện được việc này làm giảm phạm vi hoạt động của USD hỗ trợ tích cực cho giải pháp chống đô la hoá.
Tuy nhiên, việc NHNN điều chỉnh giảm lãi suất huy động đối với các tổ chức kinh tế xuống 0,5%/năm, cá nhân là 2%/năm so với mức 1% và 3%/năm trước đó càng khiến chênh lệch giữa lãi suất huy động và vay ngoại tệ bị vênh cao.
Đầu vào ít hơn, trong khi đầu ra lại tăng sẽ gây khó khăn cho các ngân hàng trong những tháng cao điểm cuối năm. Đặc biệt trong bối cảnh dự trữ ngoại hối cũng được NHNN điều chỉnh tăng cao hơn.
Nguồn Tamnhin.net

 

Bình luận (0)