Cải chíp rất giàu chất chống oxy hóa nên có thể phòng ngừa nhiều bệnh tật nguy hiểm.
Cải chíp thuộc loại rau họ cải cùng với cải xoăn, cải Brussels và bông cải xanh. Như đã biết, rau họ cải có chứa các hợp chất chống ung thư và có thể giúp giảm viêm, điều hòa lượng đường trong máu, thúc đẩy giảm cân, tăng cường sức khỏe tim mạch. Cải chíp cũng có những lợi ích tương tự, nhưng với giá thành rẻ, đang vào vụ mùa chính, hương vị giòn ngon, bạn nên lựa chọn loại rau này để bổ sung thường xuyên vào chế độ ăn uống.
1. Giá trị dinh dưỡng của cải chíp
Theo Healthline, trong 70 gam cải chíp cắt nhỏ có thành phần dinh dưỡng như sau:
2. Lợi ích của cải chíp đối với sức khoẻ
Cải chíp rất giàu chất chống oxy hóa nên có thể phòng ngừa nhiều bệnh tật nguy hiểm.
Phòng ngừa ung thư
Giống như các loại rau họ cải, cải chíp có đặc tính chống ung thư nhờ có các hợp chất chứa lưu huỳnh, được gọi là glucosinolates, và các sản phẩm phân hủy của chúng, được gọi là isothiocyanates. Hợp chất này hoạt động theo cơ chế chống viêm và chống oxy hóa.
Ngoài ra, cải chíp còn là nguồn giàu selen, một nguyên tố vi lượng được cho là có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, ung thư thực quản và ung thư dạ dày.
Trong rau cải chíp có chứa các hợp chất chống ung thư
Giúp tăng cường chức năng tuyến giáp
Chất selen trong cải chíp có lợi cho tuyến giáp hoạt động bình thường. Những tuyến này nằm ở phía trước cổ và có hình con bướm, đóng một vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và tăng trưởng.
Một nghiên cứu cho thấy rằng hàm lượng selen trong máu thấp có liên quan đến các tình trạng về tuyến giáp, chẳng hạn như suy giáp, viêm tuyến giáp tự miễn và tuyến giáp phì đại, còn được gọi là bướu cổ.
Tốt cho xương
Nhiều khoáng chất trong cải chíp, bao gồm canxi, phốt pho, vitamin K và kẽm, có thể giúp duy trì sức khỏe của xương.
Xương là nơi lưu trữ chính canxi – chất này giúp tăng thêm sức mạnh và cấu trúc của xương. Thật không may, cơ thể không thể tự sản xuất canxi, vì vậy nó phải được tiêu thụ thông qua chế độ ăn uống. Cải chíp cung cấp một dạng canxi có khả năng hấp thụ cao.
Cải chíp cung cấp một dạng canxi có khả năng hấp thụ cao.
Cải chíp cũng chứa một lượng nhỏ kẽm và sắt, cả hai đều hỗ trợ sức khỏe của xương. Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất collagen, một loại protein có trong khớp và hệ xương cần thiết cho sức mạnh và cấu trúc của xương. Mặt khác, sắt rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa vitamin D, ưu tiên hàng đầu trong việc ngăn ngừa loãng xương .
Tốt cho tim mạch
Thêm cải chíp vào chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch. Các loại rau lá xanh như cải chíp chứa kali, magiê và canxi, tất cả các khoáng chất có vai trò điều hòa huyết áp.
Cải chíp cũng chứa một lượng lớn vitamin C, loại vitamin này có liên quan đến việc giảm tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch. Đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của cải chíp, nhờ hàm lượng vitamin C, có thể thúc đẩy lưu lượng máu khỏe mạnh bằng cách duy trì khả năng đáp ứng và tính toàn vẹn của mạch máu.
Đặc biệt, cải chíp cũng là nguồn cung cấp folate và vitamin B6 tốt. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những chất này có thể ngăn ngừa sự tích tụ homocysteine. Hợp chất này có thể làm hỏng mạch máu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ nếu tích tụ.
Cải chíp có chứa các khoáng chất và vitamin giúp phòng ngừa bệnh tim mạch.
Giúp quản lý cân nặng: Cải chíp ít calo và giàu vi chất dinh dưỡng quan trọng, hỗ trợ các nỗ lực kiểm soát cân nặng và sức khỏe tổng thể.
Ngoài ra, với hàm lượng chất xơ cao và nước khiến loại rau họ cải này trở thành một loại rau giúp no lâu, có thể tăng cảm giác no và giảm sự thèm ăn, từ đó hạn chế lượng calo nạp vào trong ngày.
3. Tác dụng phụ tiềm ẩn khi ăn rau cải chíp
Mặc dù cải chíp mang lại một số lợi ích cho sức khỏe nhưng nó cũng có thể gây ra những bất lợi cho một số người khi tiêu thụ với số lượng lớn.
Ở dạng thô, tức là chưa nấu chín, các loại rau họ cải, bao gồm cả rau cải chíp có chứa một loại enzyme gọi là myrosinase có tác dụng phân hủy glucosinolates.
Một số sản phẩm phân hủy của glucosinolate có thể ức chế cơ thể bạn hấp thụ iốt, chất rất quan trọng đối với chức năng tuyến giáp.
Tuy nhiên, nấu chín cải chíp sẽ vô hiệu hóa enzyme myrosinase, vì vậy việc ức chế tuyến giáp không phải là vấn đề đáng lo ngại khi cải thìa nấu chín
Cải chíp là nguồn giàu vitamin K nên có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc làm loãng máu vì vitamin K đóng vai trò trong quá trình đông máu.
NT (theo khoahoc.tv)
Bình luận (0)