Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Loại củ mọc dại nhiều ở Việt Nam tốt cho nữ giới tuổi trung niên

Tạp Chí Giáo Dục

Loại củ này đã được một số nước trên thế giới dùng làm thuốc quý, đặc biệt là các bài thuốc giúp "cải lão hoàn đồng" từ 800 năm trước.
BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, sắn dây củ tròn là một trong những thực phẩm tốt cho phụ nữ. Sắn dây củ tròn còn được biết tới với cái tên "sâm tố nữ" (thực phẩm tốt cho nữ giới).
Sâm tố nữ có tên khoa học là Pueraria mirifica Airy Shaw et Suvat. Cây thuộc họ đậu, dây leo cứng, leo quanh các gốc cây lớn, lá hình chân vịt, có 3 lá chét trên 1 cuống. Lá đơn, hình trứng, đỉnh nhọn. Hoa màu tím hơi xanh, cụm hoa dài 30 cm, mọc ở đầu cành. Quả già có vỏ màu nâu, có 3-5 hạt. Rễ củ có nhiều kích thước khác nhau. Củ trông giống củ khoai lang, bên trong màu trắng, khi nếm có thể gây đau đầu, chóng mặt. Củ to hay nhỏ là phụ thuộc vào điều kiện môi trường, thổ nhưỡng và thời gian trồng.
Sâm tố nữ là cây thuộc họ đậu, dây leo cứng, leo quanh các gốc cây lớn...
Sâm tố nữ là cây thuộc họ đậu, dây leo cứng, leo quanh các gốc cây lớn…
Cách đây 800 năm, sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, Myanmar. Hiện nay, loài cây này phân bố chủ yếu trong các khu rừng rụng lá ở vùng Đông Bắc và Tây Bắc Thái Lan, Myanma, Ấn Độ.
Tại Việt Nam, sâm tố nữ phân bố ở các tỉnh phía Tây Bắc như: Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang và một số huyện miền núi của Thanh Hóa và Nghệ An.
Bác sĩ Vũ cho biết, sâm tố nữ được sử dụng phổ biến ở Thái Lan như một phương thuốc bí truyền giúp cải lão hoàn đồng với tác dụng làm đẹp da, đen tóc, tăng tuần hoàn máu, cải thiện trí nhớ và duy trì sinh lí cho phụ nữ.
Ở Việt Nam, thường dân tộc Thái trắng (tại Sơn La) dùng củ sâm tố nữ này đắp mặt, sắc lấy nước uống để giúp tóc dài mềm mại, da dẻ mịn màng, eo thon và tăng khả năng sinh đẻ.
"Trong y học cổ truyền, củ sâm tố nữ có vị ngọt, cay, tính bình, vào 2 kinh tỳ và vị, có tác dụng giải cơ, thoái nhiệt, sinh tân, chỉ khát, thoái chẩn, thăng dương, chỉ tả. Hoa sâm tố nữ có vị ngọt, tính bình, có tác dụng giải độc rượu.
Theo kinh nghiệm dân gian, sâm tố nữ thường dùng với liều 5mg/kg trọng lượng cơ thể/ngày vào buổi tối để chống nếp nhăn, làm đen tóc và kích thích mọc tóc, giảm đục thủy tinh thể, hỗ trợ điều trị mất trí nhớ, tăng cường thể lực, tăng dẻo dai, tăng tuần hoàn máu và điều trị rối loạn giấc ngủ", bác sĩ Vũ nói.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, sâm tố nữ có chứa khoảng 17 hoạt chất có tác dụng tương tự nội tiết tố nữ (estrogen), bao gồm các thành phần sau: phytoesteogens, deoxymiroestrol.
Hoạt chất deoxymiroestrol có trong sâm tố nữ có tác dụng giống estrogen ở nữ. 
Hoạt chất deoxymiroestrol có trong sâm tố nữ có tác dụng giống estrogen ở nữ. 
Trước đó, vào năm 2005, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Reading của Anh Quốc đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện hoạt chất deoxymiroestrol có trong sâm tố nữ có tác dụng giống estrogen ở nữ. Hoạt chất này có tác dụng mạnh gấp 1.000 – 10.000 lần so với 2 hoạt chất daidzein và genistein chiết xuất từ mầm đậu nành. Hơn nữa, sâm tố nữ còn giúp giữ cho nồng độ hormone kích thích buồng trứng sản xuất estrogen FSH/LH luôn ở mức ổn định.
Bác sĩ Vũ nhấn mạnh thêm, sâm tố nữ còn được dùng để giảm các triệu chứng liên quan đến tuổi và thiếu hụt estrogen như ngực chảy xệ, da nhăn, loãng xương và tóc bạc do có chứa các thành phần tác dụng tương tự như estrogen.
Trong quá trình sử dụng sâm tố nữ cần lưu ý dùng quá liều có thể gây nên các tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu, đau ngực… Do đó, cần phải dùng dược liệu này theo đúng liều lượng và thời gian mà bác sĩ quy định. Người u nang buồng trứng, u tuyến giáp cần phải tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)