Phục vụ tận nơi
Cổng trường ĐH Sư phạm 1 hai ngày trước không có bóng hàng rong (vì đường Xuân Thủy cũng nằm trong danh sách các tuyến phố cấm hàng rong, hàng vỉa hè), nhưng đến hôm qua thì có đến 12 hàng nước “vào trận” để phục vụ phụ huynh sĩ tử. Tranh thủ vụ mùa nên đến hàng nước cũng “chặt chém”, giá cốc nước tăng gấp đôi ngày thường.
Một phụ huynh đang ngồi uống nước nói: “May mà có hàng nước, không thì chết khát. Nhưng mà đắt quá, cốc trà đá 2.000 đồng, tôi ngồi lúc uống hết 5 cốc, trời nắng thế này cơ mà”. Nghe nhiều người phàn nàn, bà hàng nước phân bua: “Cái gì giờ cũng đắt thế cả. Nhỡ bọn tôi bị công an tóm thì đắt bao nhiêu cũng không đủ tiền phạt”.
Với những người bán báo dạo đây cũng là dịp làm ăn quanh năm có một. Một tờ báo có thể giúp những ông bố bà mẹ giết thời gian cũng như giảm bớt nóng sự nóng lòng khi họ ngồi chờ con.
Chị Hà quê ở Lập Thạch, Vĩnh Phúc thường bán bán dạo trên đường Nguyễn Trãi nhưng hôm nay chỉ tập trung trước cổng trường ĐH KHXH&NV và ĐH Khoa học Tự nhiên.
Chị Hà khoe: “Từ sáng tới giờ tôi bán hết hơn 300 tờ báo. Phải nhờ người đưa báo đến liên lục. Cả năm mới được một mùa kiếm ăn nên phải khẩn trương”. Tuy nhiên, giá mỗi tờ báo cũng đều bị đẩy lên giá chót vót, gấp hai, ba lấn so với giá bìa.
ổ chức quảng cáo “đeo mác” tình nguyện?
Mùa tuyển sinh, rất nhiều công ty, trung tâm cũng nhân dịp này để quảng cáo thương hiệu hay phát tờ rơi.
Ngay trước cổng trường ĐH KHXH&NV có hai trại rất bắt mắt với tên gọi: “Đồng hành tới trường” với người những bạn ngồi trực đều mặc áo màu xanh của sinh viên tình nguyện. Nhìn vào không một người nào nghĩ đây không phải là điểm trực của đội tiếp sức mùa thi. Chỉ khi bước chân vào mới biết chỉ một góc bàn sinh viên tình nguyện ngồi trực, còn nữa là nhân viên của Mobifone đang giới thiệu về dịch vụ của mình. Không ít phụ huynh, sĩ tử rất bực mình vì mình hỏi nhầm chỗ lại còn bị làm phiền.
Bác Ngô Văn Hào, có con thi vào trường ĐH Khoa học Tự nhiên tỏ vẻ rất buồn bực: “Tôi vào sơ đồ của trường để tìm phòng cho con thì bị mấy cô “áo xanh” “tiếp chuyện” rất nhiệt tình nhưng không phải chỉ đường mà là để giới thiệu mình dùng dịch vụ di động nào đó. Dù có khuyến mại gì đó cho thí sinh nhưng đang vội đưa con vào phòng ai còn lòng dạ nào, không bực sao được”.
Không chỉ bác Hào mà còn rất nhiều phụ huynh, thí sinh rất bức bối khi vào đây nhờ chỉ dẫn lại lại nghe tiếp thị. Khi biết nggười nghe không mặn mà lắm, họ mới chỉ sang phía bên cạnh: “Bên kia mới là đội sinh viên tình nguyện, bác (em) sang đó mà hỏi”.
Chẳng “chơi nổi” dựng hẳn trại như thế nhưng đây là lúc mà có mặt nhiều người đi phát tờ rơi nhất. Hầu như phụ huynh nào đứng chờ con cũng nhận được cả tập tờ rơi quảng cáo. Nhiều nhất là tờ rơi của các hệ thống cài nhạc, giải đáp thắc mắc, các trang web rồi của các trung tâm ngoại ngữ, việc làm và lạ hơn là còn có tờ rơi giới thiệu giá ga đến các vị phụ huynh.
Bởi thế nên, đến tầm trưa, khi buổi làm thủ tục dự thi kết thúc, các tờ rơi đủ sắc màu trải trước các địa điểm thi.
Dịch vụ lừa đảo ngầm hoạt động
Có một điều mà rất ít phụ huynh và thí sinh nhận ra là đang có nhiều hoạt động lừa đảo đang ngấm ngầm hoạt động. Và bọn chúng dựa vào sự cả tin, thật thà của những người bố, người mẹ và cả những thí sinh mới từ quê ra Hà Nội.
Trước cổng trường ĐH KHXH&NV và ĐH KHTN Hà Nội có rất nhiều nhóm, mỗi nhóm khoảng 2 đến 3 người dán mác người làm từ thiện để bán tăm, đũa cho phụ huynh, thí sinh. Chúng đóng như thật, đưa tăm rồi xin một khoản tùy lòng rồi đưa giấy bút ghi chép lại tên tuổi, quên quán của người mua rất cụ thể. Tuy nhiên, chỉ cần nhìn thấy đã biết đây là đội quân lừa đảo, chúng tránh bóng thanh niên tình nguyện hay có ống kính máy ảnh nào nhằm vào là chúng lập tức tìm đường lẩn đến chỗ khác.
Có nhiều người từ chối nhưng cũng không ít người “mắc bẫy”, đồng ý mua tăm rồi đưa một khoản tiền tin là mình đang làm từ thiện. Đặc biệt là các sĩ tử, có thể do quá bỡ ngỡ khi nghe “kêu gọi” làm từ thiện, lại không biết từ chối thế nào nên rẩ nhiều cô cậu sẵn sàng rút túi ngay. Cũng có những thí sinh ngờ ngợ mình bị lừa, không biết thật giả nhưng vì đi thi nên nhiều bạn muốn có thêm chút may mắn nhờ làm việc tốt nên… mặc kệ.
Bạn Hà Trọng Hiếu, K52 khoa Công tác Xã hội, ĐH KHXH&NV, trong đội tiếp sức mùa thi của trường cho biết: “Chúng em cũng thấy hoạt động lừa đảo này nhưng lúc ẩn lúc hiện, cũng không biết phải xử lý thế nào. Chúng em chỉ có thể nhắc phụ huynh, thí sinh nhưng không nhắc được tất cả nên nhiều người vẫn bị lừa”.
Bình luận (0)