Lối sống có liên quan gì đến tình trạng loãng xương hay không? Hiện đã có nhiều nghiên cứu cho thấy một số yếu tố nguy cơ của bệnh loãng xương liên quan đến lối sống.
Uống nhiều rượu cũng là một trong những nguyên nhân gây loãng xương. Ảnh: minh họa – Internet |
Loãng xương cũng được khẳng định là một nguy cơ sức khỏe rình rập con người bắt đầu từ sau tuổi 30 và trở nên nghiêm trọng ở người lớn tuổi. Những yếu tố nguy cơ của loãng xương liên quan đến lối sống, gồm:
– Thiếu vận động thể chất.
– Hút thuốc lá trực tiếp hoặc hít phải nhiều khói thuốc.
– Uống nhiều rượu.
– Ăn không đủ canxi và thiếu vitamin D do không tiếp xúc ánh nắng mặt trời.
– Ăn quá nhiều chất xơ, uống cà phê nhiều, ăn quá nhiều đạm, ăn nhiều muối…
Các nghiên cứu cũng đã chứng minh rõ nguyên nhân loãng xương do thiếu hụt nội tiết tố sinh dục xảy ra chủ yếu ở nữ vài năm sau mãn kinh hoặc loãng xương do tuổi sau 65.
Phụ nữ bị loãng xương nhiều hơn nam giới do tuổi mãn kinh đến sớm, nội tiết tố nữ oestrogen thiếu hụt gây ra tình trạng hủy xương, mất xương đáng kể. Mặt khác, nữ giới thường có chế độ ăn uống không bảo đảm dinh dưỡng do kiêng khem hoặc giữ dáng, nhường nhịn trong gia đình…
Vấn đề được nhiều người quan tâm là phải làm gì để tăng cường sức khỏe cho xương? Xin gợi ý vài biện pháp sau đây:
– Cung cấp đủ canxi (500 – 750 ml sữa/ngày, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần nhiều hơn). Ngoài sữa là thực phẩm giàu canxi nhất trong thiên nhiên, chúng ta còn nên dùng thường xuyên các chế phẩm của sữa như sữa chua, bánh flan, phô mai, đậu hũ miếng (sữa đậu nành không chứa nhiều canxi như đậu hũ), cá nhỏ ăn nguyên cả xương, tôm tép ăn nguyên vỏ, mè, rau xanh…
– Cung cấp đủ phosphor, vitamin K, đạm… để tạo xương trong suốt giai đoạn tăng trưởng ở trẻ em và làm tăng khối xương tối đa. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều chất đạm mà chỉ trung bình khoảng 50 g thịt, 100 g tàu hũ, 50-100 g cá, 30 g đậu… mỗi ngày.
– Giữ chỉ số khối cơ thể thích hợp, không gầy ốm quá.
– Tắm nắng mỗi ngày 30 phút để có đủ vitamin D.
– Vận động cơ thể (đi bộ nhanh, khiêu vũ…) giúp tăng tạo xương do áp lực trên xương và việc duy trì cơ thể ở tư thế đứng kích thích các tế bào tạo xương. Tư thế làm việc bất động nhiều sẽ làm tăng hoạt tính của tế bào hủy xương.
– Không ăn quá nhiều muối (chỉ nên ăn dưới 2 muỗng cà phê/ngày, tính cả muối trong ướp cá, muối dưa cà, gói bột nêm mì tôm…).
– Thay đổi lối sống bằng cách không uống cà phê quá 2 ly/ngày, bỏ thuốc lá, ngưng uống rượu, ăn 300 g rau và 200 g trái cây/ngày.
– Chú ý giảm nguy cơ bị té nếu đã loãng xương bằng cách thiết kế thêm tay vịn ở phòng vệ sinh và trong nhà, đi giày thấp, nếu sử dụng dép nhựa đi trong nhà thì cần chọn loại đế có độ bám dính tốt.
– Vận động sớm sau khi điều trị gãy xương cũng là một biện pháp giúp mau lành xương, chống dính khớp và hạn chế loãng xương do bất động lâu.
– Hút thuốc lá trực tiếp hoặc hít phải nhiều khói thuốc.
– Uống nhiều rượu.
– Ăn không đủ canxi và thiếu vitamin D do không tiếp xúc ánh nắng mặt trời.
– Ăn quá nhiều chất xơ, uống cà phê nhiều, ăn quá nhiều đạm, ăn nhiều muối…
Các nghiên cứu cũng đã chứng minh rõ nguyên nhân loãng xương do thiếu hụt nội tiết tố sinh dục xảy ra chủ yếu ở nữ vài năm sau mãn kinh hoặc loãng xương do tuổi sau 65.
Phụ nữ bị loãng xương nhiều hơn nam giới do tuổi mãn kinh đến sớm, nội tiết tố nữ oestrogen thiếu hụt gây ra tình trạng hủy xương, mất xương đáng kể. Mặt khác, nữ giới thường có chế độ ăn uống không bảo đảm dinh dưỡng do kiêng khem hoặc giữ dáng, nhường nhịn trong gia đình…
Vấn đề được nhiều người quan tâm là phải làm gì để tăng cường sức khỏe cho xương? Xin gợi ý vài biện pháp sau đây:
– Cung cấp đủ canxi (500 – 750 ml sữa/ngày, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần nhiều hơn). Ngoài sữa là thực phẩm giàu canxi nhất trong thiên nhiên, chúng ta còn nên dùng thường xuyên các chế phẩm của sữa như sữa chua, bánh flan, phô mai, đậu hũ miếng (sữa đậu nành không chứa nhiều canxi như đậu hũ), cá nhỏ ăn nguyên cả xương, tôm tép ăn nguyên vỏ, mè, rau xanh…
– Cung cấp đủ phosphor, vitamin K, đạm… để tạo xương trong suốt giai đoạn tăng trưởng ở trẻ em và làm tăng khối xương tối đa. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều chất đạm mà chỉ trung bình khoảng 50 g thịt, 100 g tàu hũ, 50-100 g cá, 30 g đậu… mỗi ngày.
– Giữ chỉ số khối cơ thể thích hợp, không gầy ốm quá.
– Tắm nắng mỗi ngày 30 phút để có đủ vitamin D.
– Vận động cơ thể (đi bộ nhanh, khiêu vũ…) giúp tăng tạo xương do áp lực trên xương và việc duy trì cơ thể ở tư thế đứng kích thích các tế bào tạo xương. Tư thế làm việc bất động nhiều sẽ làm tăng hoạt tính của tế bào hủy xương.
– Không ăn quá nhiều muối (chỉ nên ăn dưới 2 muỗng cà phê/ngày, tính cả muối trong ướp cá, muối dưa cà, gói bột nêm mì tôm…).
– Thay đổi lối sống bằng cách không uống cà phê quá 2 ly/ngày, bỏ thuốc lá, ngưng uống rượu, ăn 300 g rau và 200 g trái cây/ngày.
– Chú ý giảm nguy cơ bị té nếu đã loãng xương bằng cách thiết kế thêm tay vịn ở phòng vệ sinh và trong nhà, đi giày thấp, nếu sử dụng dép nhựa đi trong nhà thì cần chọn loại đế có độ bám dính tốt.
– Vận động sớm sau khi điều trị gãy xương cũng là một biện pháp giúp mau lành xương, chống dính khớp và hạn chế loãng xương do bất động lâu.
Theo Người Lao động/Thanh niên
Bình luận (0)