Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Loay hoay “quản” dạy thêm, học thêm

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

B GD-ĐT tiếp tc kiến ngh đưa dy thêm hc thêm vào danh mc ngành kinh doanh có điu kin. T năm 2020, đây là ln th 3 b đưa ra kiến ngh này nhm qun lý vic dy thêm hc thêm.


Nhiu giáo viên, ph huynh đng tình đưa dy thêm vào danh mc ngành kinh doanh có điu kin

Quy đnh rt rõ

Từ năm 2012, Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư 17 quy định về dạy thêm, học thêm. Trong thông tư, bộ quy định:

Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học. 

Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa.

Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.

Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh.

Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

Thông tư cũng quy định rõ các trường hợp không được dạy thêm. Cụ thể: Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống; Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.

Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập: Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường; Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

Vn qun không ni

Quy định là thế, song trên thực tế hàng chục năm qua, ngành giáo dục các địa phương luôn loay hoay quản lý dạy thêm, học thêm. Thậm chí, có thời điểm, khi chưa thể quản được, hoạt động dạy thêm bị “săn lùng” như tội phạm. Tại TP.HCM, ngay từ năm 2017, TP.HCM đã ngưng cấp phép các trung tâm dạy thêm, học thêm. Đến nay, hoạt động dạy thêm học thêm chỉ được thực hiện gói ghém trong danh sách các trung tâm đã được cấp phép từ trước đó. Thế nhưng, thực tế hoạt động dạy thêm, học thêm không chỉ diễn ra tại các trung tâm mà còn nhỏ lẻ ở những địa điểm có thể là nhà giáo viên, hoặc những địa điểm được giáo viên thuê để giảng dạy một cách công khai…


Đ dy thêm không biến tưng tràn lan, cn có các gii pháp qun lý tăng cưng

Hiện nay, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 hướng tới giảm tải, việc dạy và học được triển khai theo năng lực học sinh, dạy theo cá thể chứ không mang tính “cào bằng”, nhồi nhét kiến thức như trước đây, nhu cầu học thêm của học sinh ngày càng nhiều khi việc học trên lớp không “tải” đủ hết kiến thức bài học mà học sinh mong muốn để phục vụ việc thi tốt nghiệp, xét tuyển đại học. Trong nhà trường, việc dạy thêm từ bậc tiểu học, THCS vẫn được sắp xếp theo hình thức câu lạc bộ tự nguyện, thỏa thuận với phụ huynh…

Học sinh có nhu cầu học thêm, vì thế giáo viên có nhu cầu dạy thêm. Tuy nhiên, hoạt động dạy thêm, học thêm lại là hoạt động đặc thù, rất khó để quản lý theo đúng quy định Thông tư 17 của Bộ GD-ĐT. Vì thế, tồn tại tình trạng giáo viên o ép học sinh trên lớp bằng cách này hay cách khác để học sinh phải đăng ký đi học thêm tại trung tâm, nơi mình giảng dạy hoặc tại lớp mình giảng dạy.

Đưa vào danh mc kinh doanh có điu kin mi qun đưc dy thêm hc thêm?

Từ năm 2020 đến nay, ít nhất 3 lần Bộ GD-ĐT kiến nghị đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Năm 2020, Bộ GD-ĐT có công văn gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Kế hoạch – Đầu tư về việc đưa “dịch vụ dạy thêm, học thêm văn hóa trong chương trình giáo dục phổ thông” vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Cũng trong năm này, bộ có văn bản 026 gửi Thủ tướng Chính phủ, đề nghị bổ sung việc dạy thêm học thêm vào các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. 

Mới đây nhất, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội thảo luận về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn một lần nữa nêu đề xuất cần phải đưa dạy thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đây chính là cơ sở pháp lý để bộ quản lý việc học và dạy thêm ngoài trường học.

Nhìn nhận về vấn đề này, thầy A.T giáo viên một trường THCS tại quận 3 bày tỏ, để quản lý dạy thêm học thêm rất đơn giản, đó là phải giảm tải được áp lực thi cử, triệt tiêu được việc học để thi, thay đổi toàn diện cách thức kiểm tra đánh giá. Có như vậy mới thay đổi được tư tưởng của phụ huynh học sinh là luyện ôn theo đề cương, theo dạng đề…

Bên cạnh đó, giáo viên này cho rằng, điều quan trọng nữa đó là cần phải trang bị cho học sinh năng lực tự học, tự nghiên cứu chứ không phải là bị động, phụ thuộc vào kiến thức của thầy cô. “Theo tôi, từng nhà trường, lãnh đạo quản lý phải thực sự quán triệt, sâu sát việc dạy học của giáo viên để thầy cô chú trọng thay đổi phương pháp, mạnh mẽ trao quyền, trao cơ chế để thầy cô đổi mới kiểm tra đánh giá, làm sao học sinh không phải học theo kiểu nhồi nhét nữa mà trang bị cho các em năng lực tư duy tự học…”.

Giang Quân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)