Lọc dầu gặp khó
Thứ hai, 08/08/2016, 09:43 (GMT+7)
Đi tắt đón đầu trong những ngành công nghệ cao, tạo ra nhiều giá trị gia tăng là một chủ trương đúng đắn, nhưng để làm được điều đó cần phải có sự cân nhắc và chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Câu chuyện về ngành lọc dầu là một ví dụ. Mới đây lãnh đạo tỉnh Bình Định đã quyết định loại bỏ dự án Tổ hợp lọc hóa dầu Nhơn Hội ra khỏi chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh này, đồng thời ban hành văn bản giao cho Ban Quản lý Khu kinh tế Nhơn Hội tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin rút dự án này ra khỏi quy hoạch phát triển ngành dầu khí đến năm 2025. Lý do là dự án không khả thi và thời gian chờ đợi đối tác đầu tư quá lâu, ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư của các đối tác khác vào Khu kinh tế Nhơn Hội. Chính quyền địa phương này còn khẳng định “trong thời gian tới không thu hút đầu tư các dự án lọc hóa dầu”.
Các kỹ sư kiểm tra máy móc tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Ảnh: T.L
Còn nhớ cách đây 3 năm, ngày 15-8-2013, một cuộc họp báo lớn được tổ chức tại Bình Định để công bố khởi động việc lập dự án đầu tư Tổ hợp lọc hóa dầu Nhơn Hội với tổng vốn ban đầu khoảng 28 tỷ USD, sau giảm xuống còn 21,5 tỷ USD. Dự án do Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) làm chủ đầu tư với sự tham gia của một số đối tác khác từ Arabi Saudi. Theo tính toán, dự án lọc hóa dầu này (nếu đi vào hoạt động) sẽ đóng góp 3% – 4% GDP cả nước và khoảng 40% GDP cho Bình Định, tạo việc làm trực tiếp cho khoảng 30.000 lao động và khoảng 100.000 lao động gián tiếp. Sau đó, dự án lọc hóa dầu này đã được Thủ tướng phê duyệt bổ sung vào quy hoạch chung phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và là một trong những dự án thuộc danh mục đặc biệt khuyến khích đầu tư với hàng loạt ưu đãi: được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm; miễn thuế trong 4 năm đầu; giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Thế nhưng ngay ở thời điểm khởi động, một số chuyên gia trong ngành đã tỏ ra rất băn khoăn về tính khả thi của dự án. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) lúc đó nói với báo giới: “Có thể PTT mạnh về tài chính nhưng thường thì không nhà đầu tư nào bỏ cả đống tiền ra để làm một dự án như thế cả”.
Thực tế, năm 2014, Saudi Aramco được Công ty Dầu khí Thái Lan (PTT) mời chào tham gia dự án. Hai nhà đầu tư nước ngoài kỳ vọng, ngoài 40% cổ phần mỗi bên nắm giữ, họ có thể tìm kiếm được một nhà đầu tư ngay tại Việt Nam cho phần vốn còn lại, nhưng đã không có một nhà đầu tư nào xuất hiện. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) – những cái tên được chờ đợi hơn cả – đã quá đa mang với những dự án khác nên không mặn mà. Rút cuộc, mới đây, khi Saudi Aramco tuyên bố không còn quan tâm tới Dự án Lọc hóa dầu Nhơn Hội nữa, quyết định dừng dự án trở thành một kết cục khó tránh.
Nghịch lý là ở chỗ, ở chiều ngược lại, Dung Quất, nhà máy lọc dầu duy nhất hiện đã đi vào vận hành tại Việt Nam cũng không thể tìm được đối tác ngoại mua cổ phần. Lọc hóa dầu Nghi Sơn năm 2017 mới chính thức đi vào vận hành và đạt công suất tối đa vào năm 2018, nhưng đã phải đau đầu giải bài toán bao tiêu sản phẩm…
Dù rằng trên thực tế, dự án Tổ hợp lọc hóa dầu Nhơn Hội chưa thực hiện đầu tư, nhưng những công sức chuẩn bị dự án, cũng như chi phí cơ hội đã mất đi trong suốt hơn 3 năm qua kể cũng không phải là nhỏ. Vì thế, sẽ không thừa khi nhắc lại rằng, việc lựa chọn các dự án đầu tư nước ngoài nói chung và dự án lọc hóa dầu nói riêng cần được cân nhắc trên nhiều góc độ khác nhau. Riêng dự án lọc dầu càng có nhiều yếu tố đặc thù phải xem xét, như công nghệ, nguồn dầu nguyên liệu (vì mỗi dây chuyền công nghệ chỉ thích hợp với một loại dầu nguyên liệu nhất định) .
ANH THƯ
– See more at: http://sggp.org.vn/kinhte/2016/8/429654/#sthash.DErJQFo6.dpuf
Đi tắt đón đầu trong những ngành công nghệ cao, tạo ra nhiều giá trị gia tăng là một chủ trương đúng đắn, nhưng để làm được điều đó cần phải có sự cân nhắc và chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Câu chuyện về ngành lọc dầu là một ví dụ.
Mới đây lãnh đạo tỉnh Bình Định đã quyết định loại bỏ dự án Tổ hợp lọc hóa dầu Nhơn Hội ra khỏi chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh này, đồng thời ban hành văn bản giao cho Ban Quản lý Khu kinh tế Nhơn Hội tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin rút dự án này ra khỏi quy hoạch phát triển ngành dầu khí đến năm 2025. Lý do là dự án không khả thi và thời gian chờ đợi đối tác đầu tư quá lâu, ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư của các đối tác khác vào Khu kinh tế Nhơn Hội. Chính quyền địa phương này còn khẳng định “trong thời gian tới không thu hút đầu tư các dự án lọc hóa dầu”.
Các kỹ sư kiểm tra máy móc tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Ảnh: T.L
Còn nhớ cách đây 3 năm, ngày 15-8-2013, một cuộc họp báo lớn được tổ chức tại Bình Định để công bố khởi động việc lập dự án đầu tư Tổ hợp lọc hóa dầu Nhơn Hội với tổng vốn ban đầu khoảng 28 tỷ USD, sau giảm xuống còn 21,5 tỷ USD. Dự án do Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) làm chủ đầu tư với sự tham gia của một số đối tác khác từ Arabi Saudi. Theo tính toán, dự án lọc hóa dầu này (nếu đi vào hoạt động) sẽ đóng góp 3% – 4% GDP cả nước và khoảng 40% GDP cho Bình Định, tạo việc làm trực tiếp cho khoảng 30.000 lao động và khoảng 100.000 lao động gián tiếp. Sau đó, dự án lọc hóa dầu này đã được Thủ tướng phê duyệt bổ sung vào quy hoạch chung phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và là một trong những dự án thuộc danh mục đặc biệt khuyến khích đầu tư với hàng loạt ưu đãi: được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm; miễn thuế trong 4 năm đầu; giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Thế nhưng ngay ở thời điểm khởi động, một số chuyên gia trong ngành đã tỏ ra rất băn khoăn về tính khả thi của dự án. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) lúc đó nói với báo giới: “Có thể PTT mạnh về tài chính nhưng thường thì không nhà đầu tư nào bỏ cả đống tiền ra để làm một dự án như thế cả”.
Thực tế, năm 2014, Saudi Aramco được Công ty Dầu khí Thái Lan (PTT) mời chào tham gia dự án. Hai nhà đầu tư nước ngoài kỳ vọng, ngoài 40% cổ phần mỗi bên nắm giữ, họ có thể tìm kiếm được một nhà đầu tư ngay tại Việt Nam cho phần vốn còn lại, nhưng đã không có một nhà đầu tư nào xuất hiện. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) – những cái tên được chờ đợi hơn cả – đã quá đa mang với những dự án khác nên không mặn mà. Rút cuộc, mới đây, khi Saudi Aramco tuyên bố không còn quan tâm tới Dự án Lọc hóa dầu Nhơn Hội nữa, quyết định dừng dự án trở thành một kết cục khó tránh.
Nghịch lý là ở chỗ, ở chiều ngược lại, Dung Quất, nhà máy lọc dầu duy nhất hiện đã đi vào vận hành tại Việt Nam cũng không thể tìm được đối tác ngoại mua cổ phần. Lọc hóa dầu Nghi Sơn năm 2017 mới chính thức đi vào vận hành và đạt công suất tối đa vào năm 2018, nhưng đã phải đau đầu giải bài toán bao tiêu sản phẩm…
Dù rằng trên thực tế, dự án Tổ hợp lọc hóa dầu Nhơn Hội chưa thực hiện đầu tư, nhưng những công sức chuẩn bị dự án, cũng như chi phí cơ hội đã mất đi trong suốt hơn 3 năm qua kể cũng không phải là nhỏ. Vì thế, sẽ không thừa khi nhắc lại rằng, việc lựa chọn các dự án đầu tư nước ngoài nói chung và dự án lọc hóa dầu nói riêng cần được cân nhắc trên nhiều góc độ khác nhau. Riêng dự án lọc dầu càng có nhiều yếu tố đặc thù phải xem xét, như công nghệ, nguồn dầu nguyên liệu (vì mỗi dây chuyền công nghệ chỉ thích hợp với một loại dầu nguyên liệu nhất định).
ANH THƯ (SGGP)
Bình luận (0)