Sau vụ gian lận thi cử ở Hà Giang rồi đến Lạng Sơn, Sơn La… được phát hiện vừa qua khiến không ít người lo lắng cho chất lượng đầu vào thực tế của nhiều trường Đại học và nhất là chất lượng đầu ra với những số điểm như vậy.
Cũng vào thời gian này năm ngoái, một bảng xếp hạng 49 trường Đại học (ĐH) do nhóm chuyên gia độc lập trong nước công bố cũng gây nhiều dư luận trái chiều. Vậy đâu là lời giải cho niềm tin về chất lượng giáo dục ĐH?
Xếp hạng ĐH cần toàn diện
Nhắc lại kết quả bảng xếp hạng 49 trường ĐH, nhóm nghiên cứu đã thực hiện trong ba năm, lựa chọn trong hơn 100 trường ĐH để công bố kết quả có đầy đủ số liệu nhất. Trong đó, 3 tiêu chí xếp hạng chủ yếu là Nghiên cứu Khoa học, Giáo dục và Đào tạo, Cơ sở vật chất và Quản trị.
Tuy nhiên, bảng xếp hạng gây nhiều ý kiến trái chiều và không nhận được sự đồng thuận của phần đa dư luận. Nguyên do là một số trường có uy tín về đào tạo kinh tế lại có thứ hạng không cao, như ĐH Thương mại thứ 29, ĐH Kinh tế Quốc dân thứ 30 và Học viện Tài chính thứ 40, Học viện Ngân hàng xếp thứ 47. Trong khi đó những trường non trẻ như ĐH Tôn Đức Thắng lại xếp thứ 2 chỉ sau ĐH Quốc gia Hà Nội.
Với những bảng xếp hạng, đây có thể được xem như một tài liệu tham khảo độc lập và sơ lược về chọn lọc cơ sở giáo dục ĐH Việt Nam. Đồng thời, đối với phụ huynh và thí sinh, có thể được xem dùng phác họa về tương quan giữa các trường này trước khi đi sâu vào tìm hiểu về trường và ngành nghề mình cần quan tâm. Trong khi đó, các cơ sở giáo dục ĐH sẽ xem bảng xếp hạng đó như một lăng kính giúp các trường nhìn lại những mặt mạnh và yếu.
Dù vậy, trong bảng xếp hạng này đã bỏ qua hai tiêu chí cực kỳ quan trọng trong bối cảnh hiện nay, gồm: quốc tế hóa và việc làm của sinh viên sau khi ra trường. Điều này khiến bảng xếp hạng chưa thật sự toàn diện và độ tin cậy chưa cao.
Tính quốc tế trong chương trình đào tạo của các trường đại học nên được xem là một yếu tố quan trọng.
Chất lượng đầu ra phải là một tiêu chí xếp hạng
Xuất phát từ nhu cầu nâng cao hơn nữa chất lượng và tính minh bạch của các cơ sở giáo dục ĐH trong bối cảnh thế giới cạnh tranh và thay đổi nhanh chóng, xếp hạng ĐH đang là một xu thế. Việc xem xét đặt niềm tin vào Bảng xếp hạng nào cũng dựa trên nhiều tiêu chí để có cái nhìn toàn diện.
Bên cạnh xem xét đầu vào với điểm thi thì một ý kiến cho rằng cách đánh giá kinh điển là dựa vào sản phẩm đầu ra của một trường ĐH – sinh viên ra trường có được xã hội chấp nhận không, xem công trình nghiên cứu có được ứng dụng vào thực tiễn hay không và đóng góp gì cho sự phát triển kinh tế-xã hội, cho quốc gia…
Đại học Oxford phát triển ra máy phân tích X-quang; Đại học Chicago đưa ra nguyên lý xây dựng nhà máy điện nguyên tử… đã tác động đến nhân loại thế nào? Mức độ thực hiện nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường cũng là cơ sở để đánh giá trường…
Đồng tình với quan điểm này, nhiều chuyên gia cho rằng cần xem xét kỹ vào các tiêu chí xếp hạng. Đó phải là tiêu chí phù hợp với sự phát triển của bối cảnh xã hội và sự hội nhập quốc tế.
Trong một lần trả lời phỏng vấn trên báo chí mới đây, TS Lê Trường Tùng – Chủ tịch HĐQT Trường ĐH FPT cho rằng việc xếp hạng ĐH là vấn đề rất khó, lịch sử 15 năm đo lường xếp hạng các trường ĐH cho thấy 1 trường ĐH tốt sẽ thực hiện tốt 4 việc là đào tạo tốt, nghiên cứu tốt, quốc tế hóa và việc làm đầu ra của sinh viên (gồm khởi nghiệp và gắn bó với doanh nghiệp tốt). "Bốn tốt" đó là chiến lược phát triển chung của các trường ĐH thế giới và cũng là hướng đi của trường ĐH FPT. Với hướng đi đó, trường Đại học FPT được xếp thứ 4 Bảng Xếp hạng Unirank.
Với chiến lược phát triển đáp ứng yêu cầu xã hội, Đại học FPT xếp hạng 4 Bảng Xếp hạng UniRank – Ảnh: chụp màn hình UniRank
UniRank ra đời từ năm 2005 đến nay vẫn được nhiều người tin tưởng đó khi dựa trên các thông tin của cơ sở giáo dục đó đo lường được trên mạng Internet thay vì dữ liệu do bản thân cơ sở giáo dục ĐH tự cung cấp. Điều này đã tạo mạng lưới thông tin khách quan và có độ tin cậy cao với UniRank.
HN
Đại học FPT cũng được xếp vị trí thứ 26 trên bảng xếp hạng Webometrics. Webometrics là bảng xếp hạng học thuật các trường ĐH lớn nhất thế giới được thực hiện bởi một đơn vị nghiên cứu cấp quốc gia của Tây Ban Nha từ năm 2004. Webometrics đưa ra kết quả xếp hạng cho các trường ĐH trên khắp thế giới dựa trên 4 chỉ số đánh giá các thông số của trang web của các cơ sở giáo dục: mức độ xuất hiện (số lượng các website con tương ứng với website chủ của một trường), mức độ ảnh hưởng (số lượng backlink từ các website khác trở về website của trường đang xem xét), mức độ mở (số lượng trích dẫn các công trình khoa học trên nguồn dữ liệu Google Scholar) và sự xuất sắc (công trình khoa học công bố trên tạp chí thuộc danh mục Scopus). |
Bình luận (0)