Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Lợi ích sức khỏe của củ cải

Tạp Chí Giáo Dục

Một trong những lợi ích chính của nước ép củ cải là khả năng điều trị bệnh viêm đường tiết niệu và ngăn ngừa nhiễm trùng thận.
Công dụng của củ cải
Bạn có biết củ cải trắng rất bổ dưỡng? Chỉ một loại củ cải trắng cũng chứa đủ các chất cần thiết để giải quyết nhiều vấn đề về sức khỏe của con người. Do đó, khi chúng ta dùng củ cải trong các bữa ăn hàng ngày dưới dạng này hay dạng khác, sức khỏe của chúng ta sẽ chuyển biến theo hướng tốt nhất.
Lợi ích sức khỏe của nước ép củ cải
Một trong những lợi ích sức khỏe chính của nước ép củ cải là khả năng điều trị bệnh viêm đường tiết niệu và ngăn ngừa nhiễm trùng thận. Nước ép củ cải giúp loại bỏ sỏi thận và ngăn ngừa sự hình thành sỏi trong tương lai.
Rất giàu vitamin A, C, kẽm, phốt pho và chứa hàm lượng nước cao, nước ép củ cải cung cấp nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho các tế bào của bạn, từ đó giữ cho cơ thể luôn đủ nước.
Nước ép củ cải xử lý rất hiệu quả các vấn đề về da như mụn trứng cá, phát ban...
Nước ép củ cải xử lý rất hiệu quả các vấn đề về da như mụn trứng cá, phát ban…
Được biết đến với đặc tính khử độc, nước ép củ cải xử lý rất hiệu quả các vấn đề về da như mụn trứng cá, phát ban và bệnh chàm. Từ đó giúp làn da khỏe khoắn, tươi trẻ hơn và luôn giữ được độ ẩm. Dùng nước ép củ cải gội đầu có thể mang lại kết quả kỳ diệu là thúc đẩy sự phát triển tóc mới và ngăn ngừa rụng tóc.
Ngăn ngừa bệnh vàng da
Củ cải được coi là trợ tá quan trọng trong cuộc chiến chống bệnh vàng da. Nó mang lại lợi ích thần kỳ vì có thể kiểm soát việc sản xuất bilirubin và cũng giúp thanh lọc chất này. Củ cải cũng giúp kiểm soát sự phá hủy hồng cầu bằng cách tăng lượng oxy cung cấp cho máu. Ngoài ra, củ cải và lá rau cải cũng rất hữu ích trong việc điều trị căn bệnh này.
Giúp giảm cân
Một trong những lợi ích sức khỏe quan trọng của củ cải là giúp bạn giảm cân. Củ cải chứa ít calo, nhiều chất xơ và nước. Đó là lý do ăn củ cải dễ dàng thỏa mãn cơn đói của bạn. Nếu bạn đang đấu tranh để giảm cân, chỉ cần thêm củ cải vào chế độ ăn uống hàng ngày và bạn có thể tự nhận thấy sự khác biệt.
Làm giảm nguy cơ ung thư
Lợi ích sức khỏe lớn nhất của củ cải là phòng tránh bệnh ung thư. Củ cải chứa nhiều phytochemical – một chất có các thuộc tính chống ung thư. Củ cải rất tốt cho sức khỏe nhờ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng phong phú như vitamin B, C và các loại khoáng chất. Củ cải trắng chứa nhiều glycosid tạo nên vị hăng hăng, có khả năng chông ung thư hiệu quả. Củ cải trắng chứa càng nhiều chất này thì vì càng hăng, khả năng chống ung thư cũng cao hơn.
Kiểm soát cao huyết áp
Tiêu thụ củ cải có thể giúp bạn đánh bại chứng cao huyết áp. Kali chứa trong củ cải giúp chống lại tác dụng xấu của natri trong chế độ ăn uống của bạn, nhờ đó giữ cho huyết áp ổn định.
Giảm tình trạng thiếu máu
Củ cải trắng chứa rất nhiều vitamin B12 tự nhiên trong củ cải giúp tăng cường hấp thu sắt, ngăn ngừa thiếu máu hiệu quả. Củ cải trắng có thể chế biến thành súp hoặc sinh tố, phù hợp để bổ sung máu cho phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt.
Củ cải
Hàm lượng canxi có trong mỗi gam của củ cải cao hơn bất kỳ loại trái cây hoặc rau nào.
Chống loãng xương
Hàm lượng canxi có trong mỗi gam của củ cải cao hơn bất kỳ loại trái cây hoặc rau nào. Trong củ cải có 104mg canxi, một mg sắt, 17 mg magie, 23 mg photpho, 163 mg kali, 0,1 mg kẽm. Một ly 55g củ cải xanh có chứa 22 mg natri, vì vậy không nên thêm muối khi nấu hoặc ăn rau này.
Bệnh tiểu đường
Củ cải nhiều chất xơ, có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường. Củ cải xanh cũng chứa một chất chống oxy hóa là axit alpha-lipoic, có thể làm giảm lượng đường trong máu, tăng độ nhạy cảm insulin ở bệnh nhân tiểu đường.
Tiêu hóa
Củ cải trắng rất giàu chất xơ, giúp dạ dày tăng tiết dịch mật và tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Các chất dinh dưỡng trong củ cải trắng cũng kích thích nhu động ruột và làm ngăn ngừa trạng táo bón.
Mang thai
Theo Harvard Public School Harvard Medical Publications, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hấp thụ nhiều chất sắt từ thực vật như củ cải, rau bina, đậu, bí ngô và đậu xanh, tăng cường khả năng sinh sản. Lượng axit folic có trong củ cải cũng cần thiết trong thai kỳ, bảo vệ thai nhi ngừa khuyết tật thần kinh.
Làm giảm cholesterol trong máu
Ăn nhiều củ cải trắng làm giảm mức cholesterol và chất béo trong máu, tăng cường nồng độ HDL cholesterol (cholesterol tốt). Củ cải trắng cũng chứa nhiều kali, có tác dụng ổn định huyết áp ở người cao tuổi.
Giấc ngủ và tinh thần
Củ cải xanh chứa choline giúp duy trì cấu trúc của màng tế bào, giảm viêm mãn tính. Folate chữa bệnh trầm cảm, ngăn chặn sự dư thừa homocysteine hình thành trong cơ thể. Homocysteine có ảnh hưởng đến quá trình cơ thể sản xuất các hormone điều chỉnh tâm trạng, giấc ngủ và sự thèm ăn.
Nên chọn ăn củ cải tươi lá xanh đậm, lá nhỏ mềm và mùi vị nhẹ. Chế biến bằng cách trộn trong salad hoặc bánh mì kẹp, món om, xào, luộc, hay thêm vào súp và thịt hầm.
Ngăn ngừa bệnh tim mạch
Betaine có trong củ cải trắng giúp làm giảm homocysteine huyết tương, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đồng thời hỗ trợ chức năng gan.
Cách ăn củ cải tốt cho sức khỏe
– Củ cải chưng đường phèn giúp nhuận phổi, trị ho, hoặc ăn sống cũng có tác dụng tương tự, vì củ cải có tính mát lại chứa nhiều nước. Ngoài ra, mùa đông thời tiết hanh khô, nên ăn củ cải chưng đường phèn có thể làm giảm tình trạng khô môi, nứt nẻ.
– Củ cải ngâm mật ong có thể làm dịu cơn đau họng. Do chứa lượng mù tạt nhất định nên củ cải có vị cay tự nhiên. Nhờ khả năng tiêu viêm, kháng viêm vốn có của củ cải, nên vào mùa đông, những ai bị đau họng, nghẹt mũi do cảm lạnh có thể tự làm "kẹo củ cải" để "xử lý" các triệu chứng trên.
Củ cải trắng chứa nhiều vitamin C, giúp cải thiện chức năng gan.
Củ cải trắng chứa nhiều vitamin C, giúp cải thiện chức năng gan.
– Ăn củ cải sống giúp thúc đẩy tiêu hóa, hỗ trợ giải rượu. Hàm lượng enzyme amylase trong củ cải trắng rất cao, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa nóng ruột và đẩy nhanh quá trình bài tiết chất độc acetaldehyde sinh ra từ bia rượu. Củ cải trắng còn chứa nhiều vitamin C, giúp cải thiện chức năng gan.
– Thịt kho củ cải giúp giảm nóng trong, tiêu đờm. Vào mùa đông, người dân thường ăn nhiều thịt nên dễ có đờm và bị nóng. Khi ăn thịt lợn nấu củ cải hoặc thịt bò hầm củ cải, thịt cừu hầm củ cải…, cơ thể không những đỡ nóng trong mà còn được bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng.
– Uống trà pha bằng lá củ cải, có tác dụng dưỡng nhan, làm đẹp da. Lá củ cải trắng rất giàu các loại vitamin A, vitamin C… Đặc biệt, hàm lượng vitamin C trong lá củ cải cao gấp 4 lần lượng vitamin C trong thân rễ. Vitamin C có thể ngăn ngừa lão hóa da, hình thành các vết nám, giữ cho làn da luôn trắng sáng và mềm mại.
Củ cải trắng kị với gì?
– Củ cải trắng kỵ với các loại quả lê, táo, nho. Hàm lượng cetan đồng trong các loại quả này phản ứng với Axit cianogen trong củ cải có thể gây bướu cổ, suy tuyến giáp nặng
– Không ăn củ cải trắng với nhân sâm. Bởi củ cải có tính hàn, hạ khí còn nhân sâm giúp bổ khí. Sự kết hợp của chúng có thể triệt tiêu tác dụng lẫn nhau
– Không nên ăn củ cải với cà rốt. Bởi trong cà rốt chứa nhiều Enzym làm phân hủy vitamin C trong củ cải khiến củ cải giảm tác dụng
– Không ăn củ cải trắng với mộc nhĩ, đặc biệt là với những người có cơ địa nhạy cảm. Sự kết hợp giữa hai loại thực phẩm này có thể gây viêm da, dị ứng.
Lưu ý khác khi ăn củ cải trắng
– Không nên ăn quá nhiều để tránh tình trạng rối loạn tiêu hoá, gây đau bụng. Đặc biệt là ở bà bầu
– Củ cải không gọt vỏ có ăn được không? Câu trả lời là có. Bạn có thể lựa chọn gọt vỏ hoặc không gọt vỏ, nhất là với củ cải non. Đừng quên cắt bỏ phần rễ và gốc lá.
– Củ cải có thể được bảo quản trong tủ lạnh tới một tuần nếu bạn không rửa qua nước trước khi cất đi
– Củ cải trắng ăn sống được không? Củ cải trắng khi ăn sống sẽ tăng nguy cơ ngộ độc, kích thích niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên củ cải đỏ thì có thể ăn sống được, bạn có thể thêm củ cải đỏ vào các món salad để tận dụng tối đa nguồn folate từ thực phẩm này.
Nói chung, ăn củ cải có lợi cho sức khỏe, không chỉ giúp thúc đẩy nhu động ruột, tốt cho tiêu hóa, giúp đào thải chất cặn bã trong cơ thể, mà còn giúp giảm mỡ máu, làm mềm mạch máu, giảm thiểu khả năng phát sinh bệnh xơ vữa động mạch.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)