Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Lời khuyên “vàng” dành cho học sinh trước kỳ thi tuyển sinh 10

Tạp Chí Giáo Dục

Ngày 6 và 7-6 ti đây, hc sinh lp 9 ti TP.HCM sc vào k thi tuyn sinh lp 10 công lp. Đây là “cuc chiến” đy cam go, th thách. Vì vy, chúng tôi khuyên hc sinh nhng điu b ích sau đây t thc tế ca các k thi tuyn sinh trưc.


Giám th kim tra thông tin hc sinh trưc khi vào phòng thi trong k thi tuyn sinh lp 10 công lp năm 2023 ti TP.HCM. Ảnh: T.L

Hn chế ti đa nhng sai sót

Đầu tiên, học sinh không được đến phòng thi trễ từ 15 phút trở lên sau khi đã có hiệu lệnh tính giờ làm bài. Đây là quy định được xem là “bất di bất dịch”, dù khó xảy ra nhưng không phải không có ở các kỳ thi trước. Lý do là các em thức dậy quá trễ, nhiều em ngủ quên không ai đánh thức, chủ quan vào đồng hồ báo thức nhưng bị… tắt tiếng! Quy định của điểm thi thường là buổi sáng học sinh phải có mặt lúc 6 giờ 45 phút và buổi chiều là 12 giờ 45 phút.

Mang điện thoại vào điểm thi là cái sai nghiêm trọng thứ hai. Các năm trước đã có vài trường hợp bị lập biên bản vì mang phương tiện cấm vào phòng thi. Dù có học sinh chủ quan nghĩ rằng đã tắt nguồn nhưng sơ ý để chế độ báo thức. Cách tốt nhất là học sinh không nên mang bất cứ phương tiện gì (điện thoại, tài liệu, đồng hồ thông minh…) vào điểm thi. Ở một số điểm thi có bố trí phòng, vị trí riêng có khoảng cách an toàn 25 mét cho học sinh để vật dụng. Học sinh nên để hết ở vị trí này. Để tránh nhầm lẫn, mất mát, tốt nhất các em không nên mang theo nếu không thật sự cần thiết.

Lỗi sai thứ ba mà không ai “cứu” được cho học sinh là khi hết giờ làm bài song các em vẫn chưa chép hết bài làm từ giấy nháp vào giấy làm bài. Trường hợp này rất dễ xảy ra với môn ngữ văn, kể cả các bài giải toán dài. Theo quy định, giám thị chỉ thu giấy làm bài chứ không thu giấy nháp. Vì vậy các em phải theo dõi trục thời gian thường xuyên để điều tiết tiến độ làm bài.     

Dù kỳ thi được tổ chức nghiêm ngặt, với không khí rất “nóng”, song tinh thần chung của các điểm thi là tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh làm bài, đem đến sự công bằng cho các em. Cho nên các em không nên quá hoang mang, lo lắng. Chúng tôi cũng khuyên các em là không được quá “sốc”, dẫn đến những cách ứng xử nông nổi, gây hậu quả nghiêm trọng nếu chẳng may không làm bài thi như mong muốn.

Hc sinh lưu ý gì trưc và trong khi thi?

Ngay trước ngày thi các em không nên thức quá khuya để ôn bài, mà phải nghỉ ngơi, thư giãn. Trước khi đi ngủ, các em nên hệ thống lại toàn bộ nội dung môn thi của ngày mai. Chuẩn bị vật dụng và giấy tờ cần thiết, cũng như kiểm tra phương tiện đi lại trước khi đi ngủ. Sáng hôm sau các em nên dậy sớm một chút để hệ thống lại bài một lần nữa.

Đến hội đồng thi sớm hơn giờ quy định khoảng 30 phút để tránh những bất trắc có thể xảy ra. Ăn mặc lịch sự và thoải mái. Chú ý việc ăn uống, có thể gây khó chịu trong thời gian làm bài. Các em vào phòng thi một cách tự tin. Đặc biệt, các em chú ý đến nội quy phòng thi để tránh những vi phạm đáng tiếc. Khoảng thời gian ngồi chờ phát đề thi khá dài, các em nên tận dụng thời gian này hiệu quả như chép trước những kiến thức cần thiết ra giấy nháp… Tô mã đề và số báo danh (môn trắc nghiệm) thật cẩn thận. Kiểm tra giấy thi và đề thi vì có thể in mờ, thiếu trang để xin đổi.

Khi nhận đề thi các em chưa nên vội vàng làm ngay mà phải đọc kỹ hết đề và dành thời gian cho việc phân tích đề. Như đề có bao nhiêu phần, mỗi phần có bao nhiêu câu hỏi, mỗi câu hỏi có bao nhiêu vế; sự liên quan giữa các phần, các câu hỏi; phần nào dễ, phần nào khó… để có chiến lược làm bài hợp lý. Lập dàn ý ra giấy nháp trước khi làm bài (với môn tự luận ngữ văn). Khi viết dựa vào dàn ý và thêm bớt ý. Có ý tưởng tốt thì nên viết ra giấy nháp để khi cần sẽ dùng. Trình bày bài làm khoa học, rõ ràng, sạch sẽ. Giữa các câu trả lời phải có khoảng cách an toàn để cần thiết có thể bổ sung ý trả lời và giám khảo chấm không bỏ sót. Nên ghi lại lời dẫn của câu hỏi.

Theo dõi trục thời gian để phân chia các phần của bài làm hợp lý. Không ra khỏi phòng khi chưa hết giờ làm bài, dù cho bài làm đã thật tốt. Dành một khoảng thời gian cần thiết để đọc lại bài làm, kiểm tra và sửa chữa những sai sót, cũng như các thông tin trên giấy làm bài. Ra khỏi phòng thi khi đã hoàn tất các bước theo yêu cầu giám thị. Phân tích kỹ càng đề thi để có “chiến thuật” trước khi làm bài. Linh hoạt, mềm dẻo trong khâu làm bài. Không nên quá máy móc, lệ thuộc vào tài liệu, văn mẫu. Vì như thế sẽ gò bó sự sáng tạo, sẽ có thể bị “bí” trước những câu hỏi khó. Mặc dù học sinh được ra khỏi phòng thi khi hết 2/3 thời gian với môn tự luận, nhưng các em không nên rời phòng thi sớm. Tận dụng hết thời gian để làm bài, để kiểm tra kỹ lại bài làm.

Li khuyên thêm khi làm bài môn ng văn

Với câu đọc hiểu, đáp án thường yêu cầu trả lời ngắn gọn, rõ ràng, chuẩn xác. Vì thế các em cần phân tích kỹ các câu hỏi để có cách trả lời thuyết phục. Theo đó, các em phải chú ý các câu hỏi có sự chọn lựa nhiều phương án trả lời hay chỉ một phương án đúng. Với câu có các từ “những”, từ “các” thì cần trả lời từ 2 phương án trở lên. Phải cân nhắc trả lời theo ý gạch đầu dòng hay viết thành đoạn, có yêu cầu độ dài hay không, và không nên viết quá dài. Nếu cách hỏi là “theo tác giả” thì bám vào văn bản để trả lời; nếu cách hỏi cho biết ý kiến của người làm bài thì phải trả lời cách khác ngoài ý kiến tác giả. Gặp câu hỏi nhiều vế thì phải tách riêng từng ý để trả lời cho rõ ràng. Phải xác định được các “từ khóa” để trả lời đúng ý, vì thông thường giám khảo thấy ý có các “từ khóa” đó là sẽ cho điểm… Với phần làm văn, các em cần chú ý 5 yêu cầu trọng tâm sau đây: Một, đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. Cụ thể là đối với đoạn văn phải có mở đoạn giới thiệu trực tiếp, triển khai đoạn theo các thao tác lập luận phù hợp và kết đoạn nêu được ý nghĩa, bài học nhận thức. Với bài văn phải đầy đủ các phần: mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, và kết bài kết luận được vấn đề. Hai, xác định đúng vấn đề cần nghị luận. Nghĩa là bài làm phải làm rõ được trọng tâm đề bài yêu cầu, không lạc đề. Ba, triển khai vấn đề thành các luận điểm như giới thiệu, giải thích, bàn bạc, mở rộng, liên hệ… Phần này chiếm số điểm cao nhất. Bốn, sáng tạo của người viết. Phần này điểm được cho với các bài làm có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc và có những so sánh, liên hệ bất ngờ, thú vị. Năm, đảm bảo được quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. Nếu bài viết mắc khoảng 3 lỗi phần này sẽ mất điểm.

Ngoài ra, các em cần thấy rằng, viết văn là hoạt động giao tiếp với người đọc – giám khảo. Vì vậy, từ nét chữ, màu mực, canh lề dòng, bôi xóa, cho đến lời lẽ, giọng điệu, thái độ… phải cân nhắc, lựa chọn để hoạt động giao tiếp này đạt hiệu quả cao nhất.

Trn Nhân Trung

Bình luận (0)