Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Lời phê của giáo viên là cả một nghệ thuật

Tạp Chí Giáo Dục

Hp ph huynh tng kết cui năm cách đây my hôm cho con hc lp 8, tôi thy mt ph huynh trong lp ý kiến vi cô giáo ch nhim: “Xin cô thông tin rõ thêm v tình hình hc tp và rèn luyn ca cháu cho ph huynh biết. Ch ghi vn tt my ch trong s liên lc như thế này, chúng tôi không biết con em mình c th như thế nào”.


Theo tác gi, hin nay nhiu giáo viên ch chú trng đến vic báo đim, xếp loi hc lc và hnh kim ch rt khiêm tn v li nhn xét ghi trong s liên lc (nh minh ha). Ảnh: TL

Yêu cầu trên của vị phụ huynh phản ảnh một thực tế việc ghi nhận xét của giáo viên cho học sinh hiện nay còn nhiều bất cập.

Nhiu kiu ghi nhn xét “chưa n”

Vì cho là không thật quan trọng hoặc ít có thời gian dành cho việc ghi nhận xét học sinh, cho nên việc ghi nhận xét, đánh giá của giáo viên trong công việc dạy học chưa thật thấu đáo, chưa phát huy hết ý nghĩa tác dụng của nó. Một giáo viên chủ nhiệm lớp kể: “Vừa rồi lên lớp dạy, tôi rất bất ngờ khi thấy ở phần nhận xét tiết học Anh văn trong sổ ghi đầu bài có vẽ nhiều hình mặt người cười (một biểu tượng chỉ sự vui vẻ trên điện thoại thông minh). Tưởng là học sinh nào ghi bậy, tôi hỏi lớp, thì được bảo đó là nhận xét của giáo viên nước ngoài ở giờ này. Họ nhận xét như thế để đánh giá giờ học là tốt, vui vẻ”.

Trước đây trên Facebook có chia sẻ ảnh chụp lại lời phê vào sổ ghi đầu bài của một giáo viên về một học sinh vô lễ. Lời phê cụ thể như sau: “Hiền nói “Nhìn cái… gì mà nhìn” khi giáo viên nhìn quan sát học sinh”. Chia sẻ này nhận được rất nhiều bình luận. Trong đó có bình luận bày tỏ thái độ không đồng tình với cách ghi của giáo viên. Mặc dù giáo viên muốn phản ảnh một cách chính xác lỗi của học sinh. Nhưng ghi như thế vào sổ đầu bài là không nên, chỉ nên cho học sinh ghi vào bản kiểm điểm hoặc thay cách diễn đạt khác.

Thực tế còn rất nhiều nhận xét của giáo viên chưa thật chuẩn. Chẳng hạn, ở sổ liên lạc của một học sinh lớp 9 trước đây có lời nhận xét của giáo viên như sau: “Em bị bệnh hôi chân, làm mất tập trung của học sinh khác trong lớp, đề nghị phụ huynh cho em đi khám bác sĩ!”. Lời nhận xét này đúng thực tế, rất cần thiết, nhưng nghe nực cười và không nên. Vì những tình huống như thế chỉ nên trao đổi riêng qua điện thoại với phụ huynh, chứ không cần ghi vào sổ. Cuối năm học, cô giáo chủ nhiệm lớp 11 tại một trường THPT ở Q.Tân Bình (TP.HCM) đã phê rất “mùi” vào sổ liên lạc của một học sinh, và cũng được em này chia sẻ trên Facebook: “Em đã cố gắng nhiều trong học tập. Cô khen! Nhưng phải chuyên cần hơn nhé! Thương em!”. Mặc dù lời phê rất truyền cảm, thể hiện tình thương, sự quan tâm của cô đối với trò. Nhưng nó chưa thật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, vì mục đích chính của sổ liên lạc là để thông tin, trao đổi giữa giáo viên, nhà trường và phụ huynh.

Chưa phát huy hết tác dng vic ghi nhn xét

Nhìn rộng ra, công tâm mà nói, việc nhận xét của giáo viên trong hoạt động giáo dục, như phê sổ liên lạc, học bạ, nhận xét bài kiểm tra ở nhà trường phổ thông hiện nay vẫn còn nhiều điểm bất nhất, thiếu hợp lý, ít hiệu quả, cần phải được lưu tâm điều chỉnh.

Dễ thấy nhất là trong sổ liên lạc, nhiều giáo viên chỉ chú trọng đến việc báo điểm, xếp loại học lực và hạnh kiểm chứ rất khiêm tốn về lời nhận xét. Vì thế, phụ huynh nào cần quan tâm kỹ hơn, thắc mắc đến điểm nào đó thì phải trao đổi riêng với giáo viên. Sổ học bạ thì nhiều nhận xét quá tiết kiệm lời, lặp đi lặp lại một số từ ngữ. Nên khi đọc, nó không phản ánh được lực học, phẩm chất đạo đức của người học, chẳng phân biệt được sự khác nhau giữa các học sinh.

Quy đnh v nhn xét ca giáo viên ch nhim trong hc b theo Thông tư 26

Theo Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT, Bộ GD-ĐT đã ban hành quy chế mới về việc nhận xét học sinh. Quy chế này giúp giáo viên có thể đánh giá học sinh theo các mức độ khác nhau, từ đó đưa ra những nhận xét chính xác, khách quan và dễ hiểu. Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm trong học bạ là một tài liệu quan trọng cho việc xét tốt nghiệp, tìm việc làm hay tiếp tục học tập của học sinh sau này. Vì vậy, quy chế mới cũng hướng dẫn cụ thể cho giáo viên cách thực hiện nhận xét hiệu quả, mang lại lợi ích cho học sinh và người đọc. Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT cũng điều chỉnh và bổ sung một số quy định của quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT, theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12-12-2011.

Đáng bàn nhất là lời nhận xét của giáo viên khi chấm bài kiểm tra. Việc nhận xét bài chấm của giáo viên hiện nay nhìn chung còn sơ sài, đại khái, đơn điệu, chung chung, mang sắc màu cảm tính cá nhân. Việc nhận xét bài làm của người học khi chấm là rất quan trọng. Nó vừa là thước đo lượng giá kiến thức, vừa giúp học sinh phát hiện điểm yếu để điều chỉnh. Lời nhận xét đúng, hay sẽ tạo được nguồn động viên, khích lệ học sinh. Ngược lại, nhiều khi đẩy các em vào mặc cảm, thiếu hứng thú, thiếu cảm tình với giáo viên, và thiếu nhiệt tình với môn học ấy. Mặc dù quan trọng như thế nhưng điều này ít được bàn đến trong các hoạt động dạy học, trong các buổi họp chuyên môn. Bộ GD-ĐT cũng có chỉ đạo xuống cho giáo viên phải nhận xét bài làm của học sinh khi chấm. Nhưng cũng chưa có những yêu cầu cụ thể như thế nào. Vì vậy, việc nhận xét bài chấm của giáo viên xem như thả nổi, mạnh ai nấy làm, mỗi nơi một vẻ, mỗi người một kiểu. Chưa thật sát với đặc trưng bộ môn, cấp học và nhất là tâm lý lứa tuổi của người học. Có một điều đáng suy nghĩ là từ trước đến nay, nhắc tới việc nhận xét bài làm học sinh, người ta thường nghĩ đó là trách nhiệm của giáo viên dạy văn, chỉ môn văn mới có. Chứ ít chịu thấy rằng, đó là trách nhiệm chung của giáo viên trong tất cả các môn học để giúp người học tiến bộ. Nhất là những điểm yếu hiện nay của học sinh như chính tả, chữ viết, kỹ năng trình bày và tạo lập văn bản.

Tôi còn nhớ trong một cuộc họp với giáo viên chủ nhiệm trước đây, cô Phạm Thị Thu Thảo (lúc đó là Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lý Tự Trọng, thuộc Trường CĐ Lý Tự Trọng, Q.Tân Bình, TP.HCM) đã nêu quan điểm: “Việc phê sổ, ghi nhận xét của thầy cô trong các loại hồ sơ, sổ sách là cả một nghệ thuật, nhất là học bạ của học sinh. Những câu nhận xét của thầy cô trong học bạ, tốt hay xấu đều có ảnh hưởng trước mắt và về lâu dài sau này. Những lời nhận xét tiêu cực luôn day dứt và đeo bám mãi người học, song cũng có những nhận xét nếu tích cực sẽ là nguồn động viên, là hành trang theo suốt cuộc đời các em…”.

Trn Nhân Trung

Bình luận (0)