Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Lối rẽ của Lộc

Tạp Chí Giáo Dục

Trong khi ging đưng đi hc là ưc mơ ca biết bao bn tr, thì vi Đào Xuân Lc khi đã chm tay vào cnh cng trưng ĐH Bách khoa TP.HCM, chàng tân sinh viên này li có mt quyết đnh đy bt ng: Bo lưu kết qu đ tìm cho mình mt li đi riêng – tiếp cn kiến thc bên ngoài ging đưng!

Đào Xuân Lc (chính gia, hàng trưc) trong nhng ngày theo h Úc

R ngang trưc ca ging đưng

Đến bây giờ, sau chặng đường dài 4 năm, kể từ khi Đào Xuân Lộc có quyết định lớn đầu đời là xin bảo lưu kết quả rồi đến bỏ hẳn giấc mơ đại học. Lộc nói, đó là quyết định không khiến em hối hận. Chính quyết định này đã mở ra cho Lộc cánh cửa khác. Thay vì ngồi trên giảng đường đại học, chàng trai đến từ miền gió cát Triệu Phong (Quảng Trị) đã trải qua rất nhiều nghề khác nhau, từ bán mắm, nấu ăn, quay phim chụp ảnh và rồi dạy tiếng Anh. Lao vào đời ở tuổi mà nhiều người quan niệm “ăn chưa no, lo chưa tới”, Lộc phải nỗ lực vượt qua rất nhiều khó khăn, từ kỹ năng giao tiếp, ứng xử để giới thiệu đến khách hàng những hũ mắm mang thương hiệu Thuyền nan do chính chị gái Lộc sáng lập cho đến muôn vàn thứ khác.

Nhớ lại quãng thời gian đó, Lộc kể, bán mắm đem lại cho Lộc sự lanh lợi và năng động hơn. “Hồi cấp 3, em khá chậm chạp và e dè khi nói chuyện với người khác, nhất là khi nói về những môn mà em không có hứng thú học. Từ khi thử sức mình trên con đường kinh doanh mắm Thuyền nan, đi làm và làm những việc mà chính em cũng chưa bao giờ nghĩ mình sẽ làm rồi thấy quen và hứng thú”. Trở ngại đầu tiên của Lộc là chất giọng nặng, khó nghe. Không thể bỏ cuộc, Lộc tự rèn luyện hằng ngày. “Hồi đó em làm những chuyện lớn hay thất bại lắm, chừ em hiểu ra là do những chuyện nhỏ mà không làm tốt như đóng gói hàng không kỹ thì làm chuyện gì cũng không xong. Đi bán mắm cho em nhiều trải nghiệm và kinh nghiệm ở từng vị trí khác nhau giúp mình trưởng thành hơn. Em nghĩ mình thật may mắn khi được đi làm khi còn sớm và có nơi để cho mình thử sức. Em cảm thấy trưởng thành hơn nhiều, vượt trội về mặt suy nghĩ sau khi làm việc”, Lộc nói.

Sinh ra ở miền quê nghèo của Quảng Trị. Ngày bé, gia đình Lộc với sáu con người từng lênh đênh trên chiếc thuyền nan dọc sông Thạch Hãn, trước khi được tạo điều kiện có một căn nhà nhỏ bên con đường quốc lộ đi qua thị trấn Ái Tử. Lộc cũng như bao đứa trẻ quê khác, việc học tiếng Anh ở trường làng chỉ ở mức làng nhàng. Nhưng cái khó nghèo không bó hẹp tầm tư duy của Lộc. Quyết định không vào đại học, ban đầu Lộc dự định đi học trung tâm nhưng vì chi phí cao và không bền vững nên Lộc quyết định tự học. “Hồi đó chị thứ hai của em ở Huế đã gọi skype dạy cho em về cách phát âm tiếng Anh, quá trình luyện phát âm kéo dài liên tục 6 tháng. Phát âm là khâu cực kỳ quan trọng vì nó là nền tảng của tiếng Anh tốt. Một chị gái khác từng đi du học thạc sĩ ở Úc đã dạy cho em phương pháp học nghe, nói, đọc, viết. Đồng thời với đó, chị tạo cơ hội luyện tập nói tiếng Anh hằng ngày cho em bằng cách mời các bạn Tây đến nhà ở để em luyện tập tiếng Anh”.

Không chn ging đưng đi hc, Đào Xuân Lc tìm cho mình mt li đi khác đ chinh phc tri thc

Tr v sau khóa hc, Lc đang chun b hoàn tt cun sách đu tay v kinh nghim dy và hc tiếng Anh và tiếp tc truyn cm hng hc tiếng Anh  làng Hama. Bt mí v li r ca mình, Lc bo, chính ch Hng – ngưi sáng lp nên làng Hama là ngưi có tnh hưng đến s chn la ca Lc. “Ch Hng là ngưi chng minh rng cơ hi chia đu cho tt c nhng ai có s chun b k lưng và chu đáo. Và em cũng đã chng minh đưc điu đó bng s n lc ca mình mà không qua con đưng đi hc”, Lc bc bch.

Tiếng Anh đến với Lộc còn bằng nhiều sự tình cờ khác. Lộc vốn rất thích nghề đầu bếp, tình cờ một lần xem tập phim series American Masterchef, Lộc thấy hứng thú và tìm hiểu nấu ăn. Suốt gần hai năm Lộc xem các chương trình về bếp núc. Điều này giúp Lộc có một vốn từ vựng tiếng Anh lớn về nấu ăn. Mỗi ngày Lộc học tiếng Anh từ 8 giờ sáng đến 10 giờ đêm. Miệt mài như vậy, Lộc đã chinh phục chứng chỉ tiếng Anh 7.0 IELTS, hoàn thành chương trình TEFL, được Đại học Cambridge cấp bằng dạy tiếng Anh quốc tế.

T làng Hama đến nưc Úc

Một năm trước, chị gái Lộc là Đào Thị Hằng, từng du học tại Úc và Canada đã sáng lập làng Hama tại thị trấn Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông để giúp các bạn trẻ khắp mọi miền đất nước luyện tiếng Anh. Lộc khăn gói lên làng cùng với chị và một anh trai khác truyền cảm hứng tiếng Anh cho lớp học. Bên cạnh đó, Lộc còn hăng say làm chế biến ẩm thực, phụ trách kinh doanh mắm Thuyền nan, mày mò học nhiếp ảnh… Và luôn hướng tới những mục tiêu cao hơn. Hôm tìm thấy thông tin về khóa du học ngắn hạn tại Trường Đại học Griffith, thành phố Brisbane (Úc). Lộc tức tốc gửi hồ sơ dự tuyển. Lộc kể: “Khi em gửi hồ sơ thì đã muộn, ứng viên cho khóa học đã được chốt danh sách nhưng không ngờ hồ sơ em gửi đi mới nửa ngày đã nhận được email trúng tuyển”. Một tháng theo học ở Úc với khóa đào tạo ngắn hạn về doanh nghiệp xã hội đã cho Lộc nhiều trải nghiệm mới mẻ. Lộc được đội ngũ giáo sư của trường  những chuyên gia quản lý marketing online của các doanh nghiệp xã hội nổi tiếng tại Úc chia sẻ cách làm và chiến lược phát triển doanh nghiệp xã hội. Lộc nói, khóa học đem đến những kiến thức thực tiễn có thể áp dụng trong việc quảng bá sản phẩm của mắm Thuyền nan. Bên cạnh đó, chuyến du học còn mang đến cho chàng trai này nhiều kiến thức khác bên ngoài giảng đường như tìm hiểu về văn hóa nước bạn.

Phan Vĩnh Yên

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)