Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Lối sống thực dụng thấp kém

Tạp Chí Giáo Dục

Gii tr đi xem thn tưng trong mt bui din. Ảnh: I.T

Nhiều người có lương tâm và ý thức trách nhiệm công dân đang rất lo ngại về thực trạng suy đồi đạo đức, lối sống của “một bộ phận không nhỏ” dân cư, trong đó có cả “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên, nhưng đông nhất – là số người trong lớp trẻ hiện nay (gồm thanh thiếu niên và trung niên). Một biểu hiện rõ rệt nhất của sự suy đồi ấy là lối sống thực dụng thấp kém.

1. Lối sống thực dụng thực ra không có tội lỗi, khi người ta đi tìm những giá trị cụ thể, thiết thực, mang lại lợi ích thực tế cho mình hoặc cộng đồng, mà không vi phạm đạo đức và luật pháp. Ví dụ: Nhiều người chờ đến dịp khuyến mãi ở các siêu thị để đi mua hàng hóa, mua thực phẩm; hoặc tìm xem ngân hàng nào có lãi suất cao hơn và  có uy tín để gửi tiền tiết kiệm; hoặc như trong bóng đá: không cần lối đá bóng bẩy, hoa mỹ mà không có hiệu quả, cốt sao nhanh nhất, kỹ thuật tốt nhất để ghi được bàn thắng (tuy vẫn tuân thủ các quy định trong Luật Bóng đá);… Nó khác với lối sống thực dụng thấp kém chỉ nhằm thỏa mãn những dục vọng bất chính. Lối sống thực dụng thấp kém (trước đây người ta thường gọi là “Lối sống hiện sinh”) là chỉ nhằm tìm kiếm lợi ích – cả vật chất và tinh thần – cho riêng bản thân mình, bằng mọi cách và mọi giá, bất chấp đạo đức, danh dự, nhân phẩm và pháp luật, không quan tâm đến lợi ích của người khác và của cộng đồng.

Lối sống thực dụng thấp kém trong xã hội hiện nay mà phần đông là ở lớp trẻ được dịp bùng phát trong thời kỳ “mở cửa” về kinh tế – văn hóa với thế giới, đã du nhập cả cái tốt và cái xấu; trong thời kỳ nền kinh tế thị trường của nước ta đang ở giai đoạn sơ khai, với sự “tích lũy tư bản hoang dã” (chữ dùng của Các Mác trong tác phẩm kinh điển “Tư bản”), nghĩa là, người ta – bằng mọi cách và mọi giá, bất chấp lương tâm, đạo đức và pháp luật, kể cả việc phạm tội và trọng tội, cốt sao kiếm được tiền bac, của cải và kiếm thật nhiều tiền bạc, của cải, để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ của riêng mình, của gia đình mình.

2. Đại đa số người trong lớp trẻ hiện nay của nước ta đang sa vào, chìm ngập vào lối sống thực dụng thấp kém, nhiều khi rất đáng ghê sợ, hết sức kinh ngạc và gây bất bình cho lương tri xã hội. Con cháu giết cả bố mẹ, ông bà vì tranh chấp tiền bạc, đất đai, hoặc chỉ vì vài chục nghìn đồng để chơi game, hút chích ma túy. Vì cần tiền để ăn chơi, mà những thanh niên như Nguyễn Đức Nghĩa (kẻ có học, thủ phạm vụ xác chết không đầu ở Hà Nội), và Lê Văn Luyện (kẻ vô học, vụ giết 4 người trong gia đình chủ tiệm vàng, cướp tài sản ở Bắc Giang) đã thản nhiên không ghê tay gây những tội ác man rợ. Sau hai vụ việc kinh thiên động địa này, bây giờ còn bao nhiêu Nguyễn Đức Nghĩa và Lê Văn Luyện xuất hiện nhan nhản trên khắp cả nước, tiêu biểu như hai thiếu niên 15 tuổi ở TP.HCM mới rồi, một tên giết lái xe ôm là sinh viên để cướp xe máy, một tên giật túi xách khi hai cô gái đang xuống dốc cầu Thủ Thiêm, làm một người chết, một người bị thương nặng… Vì muốn kiếm nhanh được nhiều tiền để đua đòi ăn chơi, mà rất nhiều thanh thiếu niên dù gia đình không thuộc diện “khó khăn” đã sớm bỏ học, cùng nhau đi trộm cướp hoặc làm ăn phi pháp. Vì hám tiền, mà rất nhiều kẻ làm thuê hoặc “ôsin” đã trộm cắp những món tài sản lớn, thậm chí giết hại gia chủ. Vì cần tiền, mà nhiều người đẹp, người mẫu, ca sĩ, diễn viên, MC đã bán dâm hàng nghìn “đô” mà không hề e ngại danh dự là “người của công chúng”! Vì muốn leo lên những bậc thang danh vọng và để kiếm tiền, nhiều nữ cán bộ, công nhân, viên chức đã sẵn sàng hiến thân xác, làm vợ hờ cho các thủ trưởng, không còn nghĩ đến danh dự và gia đình, chồng con. Chỉ một va quẹt nhỏ khi tham gia giao thông, mà vì sĩ diện, tức khí, nhiều kẻ đã dùng hàng nóng, hàng lạnh để giết hại người ta! Vì hám chức, hám danh, hám tiền, mà nhiều cán bộ, nhân viên ở các cơ quan, đơn vị, công ty suốt ngày xun xoe, nịnh bợ các thủ trưởng, mất hết cả nhân cách. Cũng vì hám tiền mà nhiều kẻ đã vào những băng đảng đâm thuê chém mướn, sẵn sàng giết người không ghê tay. Vì tình, vì tiền mà bao nhiêu cuộc đánh ghen, xô xát, kể cả giết hại tình địch rồi phi tang xác nạn nhân. Vì hám nhục dục, mà nhiều kẻ vô giáo dục đã gây ra bao nhiêu cuộc cưỡng hiếp phụ nữ và trẻ vị thành niên, trong đó nạn nhân có cả những bé gái mới vài ba tuổi. Và, vì tôn thờ “thần tượng nghệ sĩ”(?!), mà nhiều nam nữ thanh niên vồ vập, hôn hít “thần tượng” trước công chúng, cùng những lời tung hô bát nháo, cuồng loạn, chẳng hề có chút văn hóa. Nguy hại đến mức, Lê Văn Luyện – kẻ giết người man rợ, cũng được nhiều vị thành niên tung hô như một “thần tượng”, một “người hùng” (?!). Rồi bao nhiêu vũ trường, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ đã diễn ra những cuộc ăn chơi sa đọa, cuồng loạn của nhiều “cậu ấm, cô chiêu”, có cả cán bộ, công chức và nhiều kẻ vốn quê mùa, nghèo khó, cũng muốn gia nhập vào tầng lớp “thượng lưu rởm”, để mong “lên đời” như nhân vật “Xuân tóc đỏ” của nhà văn Vũ Trọng Phụng!

Bất chấp mọi cách làm và biện pháp thực hiện, dù có xấu xa, hèn hạ mà nhiều người cố chí thực hiện bằng được mục đích của mình. Một nhân viên trẻ của một ngân hàng nọ, nói với tôi: “Lớp trẻ chúng cháu không cần gì khác, chỉ cốt đạt được mục đích của mình”. Ngồi trên một xe taxi, thấy xe không còi, tôi hỏi, thì lái xe thản nhiên nói: “Phải “cấu” còi đi bán, rồi báo cho chủ công ty là bị mất còi, để được thay thế còi khác. Chứ chỉ trông vào đồng lương, thì có mà ăn cháo”… Chán vạn hiện tượng sống thực dụng thấp hèn trong giới trẻ hiện nay.

3. Lối sống thực dụng thấp kém đang tràn lan, có khi dữ dội như giông bão, có khi âm thầm mà đầy ghê sợ, như con hổ, con báo rình mồi, con cá sấu im lặng chờ thời cơ dưới nước…  Suy cho cùng, là do giáo dục gia đình và đạo đức xã hội suy đồi mà ra. Trước hết, là giáo dục gia đình không tốt. Nhiều người làm ông bà, cha mẹ, anh chị mà sống gian giảo, xảo trá, côn đồ, bất lương, thì làm sao mà có con cháu tử tế, lương thiện được? Cần nhớ: Di truyền tội ác trong gia đình, dòng họ là có cơ sở khoa học và thực tiễn! Tiếp đó là giáo dục đạo đức trong nhà trường chưa thật sự được coi trọng. Nhà trường mới chỉ chú trọng dạy chữ – mà dạy chữ còn nhiều yếu kém, nói chi đến dạy đạo đức? Giáo dục xã hội, thì các đoàn thể quần chúng chỉ hô hào suông, chỉ coi trọng “thành tích ảo”, đâu đâu cũng nhan nhản “Khu dân cư văn hóa”, “Tổ dân cư văn hóa”, “Gia đình văn hóa”, mà chẳng thấy văn hóa ở đâu! Mặt khác, nạn tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, nạn lười biếng công vụ trong các cơ quan, đơn vị, công ty, công sở đang diễn ra nghiêm trọng và nhan nhản những hiện tượng xấu xa, đê tiện ngoài đường phố, ngõ xóm, nơi vui chơi công cộng, thì “giáo dục xã hội” cái nỗi gì? Bên cạnh đó, là luật pháp bất nghiêm, văn bản pháp luật thì yếu kém trong khâu soạn thảo, có nhiều sơ hở để nhiều kẻ “đục nước béo cò”, khiến lối sống thực dụng thấp kém trong phần lớn dân cư ngày càng gia tăng theo cấp số nhân.

Lớp trẻ là gương mặt của một xã hội, là tương lai của đất nước và gia đình. Lớp trẻ hiện nay, cái xấu, cái ác, cái bê tha, thấp kém quá nhiều, gấp bội phần cái tốt. Thật đáng lo ngại!

Đào Ngc Đ
(Ging viên chính ĐH Hi Phòng)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)