Hội nhậpGiáo dục phát triển

Lợi thế khi chọn trường song ngữ xét tuyển đại học

Tạp Chí Giáo Dục

Xu thế hội nhập toàn cầu, tiếng Anh trở thành tiêu chí tiên quyết trong định hướng chọn trường của nhiều bạn trẻ. Vì vậy, kỳ tuyển sinh đại học các năm gần đây, đông đảo thí sinh chọn xét tuyển vào các trường đại học chú trọng đào tạo ngoại ngữ dần trở nên phổ biến.

Thiếu ngoại ngữ, khó thành công!

Hội nhập quốc tế là xu hướng tất yếu của thời đại “thế giới phẳng”. Theo đó, việc mở rộng giao lưu thương mại với các nước, các tổ chức toàn cầu sẽ mang đến nhiều cơ hội đưa Việt Nam tăng vị thế kinh tế, bên cạnh nhu cầu nhân lực vững chuyên môn, giỏi ngoại ngữ càng tăng cao.

Hiện tại, nguồn nhân lực trong nước cũng đối mặt với nhiều thách thức. Thực tế là lao động chất lượng cao từ các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines … và xa hơn nữa là châu Âu, châu Mỹ sẽ cạnh tranh gay gắt với lao động Việt Nam ngay tại chính đất nước mình. Trong khi đó, nguồn nhân lực của chúng ta chưa được đánh giá cao, tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động còn lớn.

Tiếng Anh được được xem là chìa khóa “vàng” thời hội nhập

Những lợi thế truyền thống của người Việt như cần cù, chịu khó, ham học hỏi… vẫn chưa đủ cạnh tranh. Để tồn tại và thành công, lao động Việt Nam, đặc biệt là các bạn trẻ cần có sự đầu tư về chất một cách sâu sắc, toàn diện bằng kiến thức, kỹ năng và tâm thế sẵn sàng. Quan trọng hơn hết, ngoại ngữ vẫn sẽ là chiếc chìa khóa “vạn năng” không thể thiếu, giúp những người trẻ sẵn sàng đối mặt và thích ứng với một thế giới liên tục thay đổi.

Cũng chính bởi vậy, tiếng Anh trở thành tiêu chí chọn trường tiên quyết đối với các bạn trẻ ngày nay. Và đương nhiên, việc gửi gắm tương lai ở một trường song ngữ uy tín được rất nhiều phụ huynh, thí sinh lựa chọn. Bởi lẽ, học tập, sinh hoạt trong môi trường tiếng Anh sẽ là con đường ngắn nhất giúp sinh viên dễ dàng thích nghi và hoàn thiện yếu tố ngoại ngữ, đồng thời làm chủ các kỹ năng nghề nghiệp để điều hành, ứng phó hiệu quả trước cơ hội, thách thức của nền kinh tế toàn cầu.

Học chương trình song ngữ để nắm bắt nghề nghiệp vững chắc

Đáp ứng nhu cầu nhân lực phù hợp với nền kinh tế mở, Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF) tiên phong theo đuổi mô hình đào tạo song ngữ: các môn học bằng tiếng Anh chiếm trên 50% thời lượng học tập, chất lượng đào tạo quốc tế, môi trường học tập hiện đại, năng động.

Giao lưu quốc tế là kênh rèn luyện ngoại ngữ hiệu quả

Sinh viên trúng tuyển vào UEF được kiểm tra trình độ tiếng Anh đầu vào ngay khi nhập học, nếu chưa đạt yêu cầu sẽ tham gia khóa Anh văn dự bị miễn phí để củng cố kiến thức. Ngay năm nhất, sinh viên được học chương trình tiếng Anh chuẩn, thiết kế phù hợp với đa dạng đối tượng. Nhờ vậy, sang các năm tiếp theo, sinh viên hoàn toàn đủ khả năng học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh. Khi tốt nghiệp, sinh viên đạt trình độ IELTS 5.5 trở lên, thành thạo trong giao tiếp và làm việc.

Song song đó, chương trình đào tạo của UEF được các trường đối tác nước ngoài công nhận, sinh viên theo học tại UEF sẽ có thêm cơ hội trải nghiệm giao lưu quốc tế trong một học kỳ, học tập các chương trình quốc tế ngay tại trường hoặc chuyển tiếp sang trường đối tác nước ngoài học một hoặc hai năm cuối để nhận bằng cấp quốc tế.

Sinh viên UEF học thực tế tại trường Kinh doanh Quốc tế Solbridge (Hàn Quốc)

Chia sẻ về nguồn nhân lực được đào tạo từ UEF, ông Raymond Gillon – Giám đốc toàn quốc Vietnam và Cambodia, Công ty UTi Worldwide cho biết: “Thông qua chương trình đào tạo gắn kết thực tiễn của UEF, tôi nhận thấy sự năng động, tinh thần trách nhiệm, cũng như kiến thức nền tảng vững vàng, ngoại ngữ tốt và đặc biệt là kỹ năng làm việc của sinh viên UEF. Tôi rất hài lòng với điều này và hy vọng sẽ tiếp tục đón nhận những nhân sự tiềm năng từ UEF trong tương lai

Hiện tỷ lệ sinh viên UEF có việc làm cao, cụ thể sinh viên UEF ra trường có việc làm luôn đạt 100%, trong đó, 80% sinh viên làm việc đúng chuyên ngành, 30% sinh viên có việc làm ngay trong quá trình thực tập tại các công ty, tập đoàn kinh tế, ngân hàng thương mại hàng đầu như HSBC, KPMG, AEON, Unilever…

Nguyên Minh

Bình luận (0)