Y tế - Văn hóaThư giãn

Lớn lên cùng 44 mùa hoa đất nước

Tạp Chí Giáo Dục

44 năm trưc, khi đt nưc tưng bng chào đón ngày hòa bình thng nht thì h cũng va mi ct tiếng khóc chào đi. Thot cái, h đã trưng thành, đang n lc hot đng ngh thut, cng hiến hết sc mình cho xã hi.

Cô giáo – nhà thơ H Tnh Văn

Cô giáo – nhà thơ H Tnh Văn: “T hào vì đưc sinh năm 1975”

Cô giáo – nhà thơ Hồ Tịnh Văn tên thật là Hồ Thị Thanh Tịnh, sinh năm 1975 quê ở xã Thạch Tiến – huyện Thạch Hà – tỉnh Hà Tĩnh, hiện là giáo viên dạy văn tại Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh (TP.Biên Hòa – Đồng Nai).

Viết về mái trường, về đàn em thân yêu, về những mùa hạ cuối cũng là những chủ đề trong thơ Hồ Tịnh Văn. Và ở phương diện này, chị cũng gặt hái được nhiều thành quả với nhiều bài thơ được phổ nhạc.

Sau nhiều năm ấp ủ, Hồ Tịnh Văn cũng đã ra mắt tập thơ đầu tay Như giọt sương khát nhớ với 45 bài thơ chọn lọc của mình được bạn đọc yêu thích thời gian qua (do NXB Hội Nhà văn phát hành).

Dạy văn từ 1997, cô giáo Hồ Tịnh Văn cũng luôn mong muốn học trò có thể cảm nhận được những cái hay, cái đẹp của văn chương. Thông qua lăng kính văn chương, đặc biệt là thơ giáo dục tâm hồn, tình yêu cuộc sống đối với giới trẻ, chị cảm thấy rất yêu sự nghiệp trồng người của mình. Chị bảo: “Nhờ thơ nên tâm hồn tôi luôn dạt dào. Tôi luôn yêu đời nên cảm nhận các tác phẩm thơ văn trong chương trình giảng dạy dễ dàng hơn. Từ đó, chuyển tải đến học sinh dễ hiểu hơn. Đây cũng là thế mạnh của tôi”.

Hồ Tịnh Văn tâm sự: “Đối với tôi, được sinh năm 1975 là điều tự hào, bởi mấy ai được ấn định sự chào đời của mình bởi thời gian đẹp đẽ và huy hoàng của một dân tộc như thế… Thế hệ chúng tôi may mắn sinh ra đúng khi đất nước hòa bình, thống nhất và lớn lên, trưởng thành trong thời đổi mới nên đủ tự tin rằng thế hệ của mình sẽ luôn biết góp sức cho sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, của thành phố dù đang làm bất kỳ ngành nghề nào. Quan trọng hơn, chúng tôi hiểu phải làm gì để đáp trả lại thế hệ cha anh đã xả thân để cho thế hệ mình được thụ hưởng… Là một nhà giáo đồng thời là người hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, tôi luôn có ý thức hướng về cội nguồn dân tộc của mình. Tôi và các đồng nghiệp đã có rất nhiều chuyến đi từ thiện giúp đỡ đồng bào, các em thiếu nhi, học sinh vùng sâu – vùng xa. Bản thân tôi luôn tự nhủ, tuổi trẻ thì phải biết cống hiến bằng chính sức lực của mình. Tôi cũng mong xã hội ưu ái hơn với nghề giáo để thầy cô giáo luôn yên tâm công tác. Với thơ tôi mong sẽ có nhiều độc giả đồng cảm yêu thơ hơn để thêm yêu đời và yêu người…”.

Ca sĩ Nguyên Vũ trong mt chuyến đi t thin

Ca sĩ Nguyên Vũ: “Luôn sng xng đáng vi thế h cha anh đi trưc…”

Ca sĩ Nguyên Vũ sinh năm 1975, được biết đến với vai trò ca sĩ, diễn viên và MC. Tham gia văn nghệ từ năm 1990, từ khi học THPT anh đã tham dự Liên hoan Ca nhạc học sinh – sinh viên và đoạt giải A. Đến năm 1995, anh chính thức bước vào con đường âm nhạc chuyên nghiệp. Anh đã từng xuất hiện trong các bộ phim như Lục Vân Tiên, Dollar trắng, Tấm hộ chiếu vào đời, Những cuộc tình trắng đen, Lấy vợ Sài Gòn, Chuông reo là bắn… Anh cũng là một trong những ca sĩ đoạt rất nhiều giải thưởng danh giá như: Mai Vàng, Album vàng, Làn sóng xanh, Bài hát tôi yêu, Cánh diều vàng…

Nguyên Vũ may mắn khi được sinh ra vào thời điểm đất nước vừa hoàn toàn độc lập, tự do. Chỉ tiếc là khi đó anh còn quá bé để có thể cảm nhận được niềm vui của cả dân tộc. Đất nước thống nhất 44 năm, anh cũng tròn 44 tuổi, cái tuổi đã đủ giúp anh cảm nhận được niềm hạnh phúc lớn lao của một người được sinh ra và lớn lên trên một đất nước tự do.

“Từ nhỏ, tôi đã thích nghe nhạc đỏ, nhạc cách mạng và được biết về cuộc chiến tranh thần kỳ của đất nước mình qua phim ảnh. Gia đình tôi cũng là gia đình cách mạng, nhiều cậu dì đã hy sinh trong chiến tranh. Tôi luôn được mẹ và gia đình dạy dỗ ngay từ nhỏ một cách sống tốt để xứng đáng với truyền thống gia đình, xứng đáng với những gì mà thế hệ ông cha đã hy sinh. Nhiều năm qua, tôi ra sức làm từ thiện, đi khắp mọi miền đất nước để giúp đỡ đồng bào nghèo, bất hạnh vì đó chính là làm đẹp cho cuộc đời. Mỗi khi hát những ca khúc nhạc truyền thống ca ngợi con người Việt Nam anh hùng, ca ngợi đất nước quê hương như Đất nước trọn niềm vui, Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố trẻ… tôi cảm thấy rất tự hào vì ngoài tình cảm, tôi cho rằng đó là nghĩa vụ của một người nghệ sĩ. Tôi ước mong đất nước ngày càng phát triển, nền âm nhạc nước nhà có những bước phát triển mới để các ca sĩ như tôi có nhiều cơ hội đóng góp năng lực của mình. Là một trong những thành viên của Hội Nhạc sĩ TP.HCM, tôi luôn luôn quan tâm đến những bước hoạt động và phát triển của các nhạc sĩ trẻ, ca sĩ trẻ bởi vì chính họ là tương lai của nền âm nhạc Việt Nam…” – ca sĩ Nguyên Vũ cho biết!

NSƯT Lê T trong mt chương trình v bin đo

NSƯT Lê T: “Ngưi lính trên mt trn văn hóa ngh thut”

NSƯT Lê Tứ sinh năm 1975 ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp được mệnh danh là “Người lính trên mặt trận văn hóa nghệ thuật”. Năm 1992, Lê Tứ đã chạm ngõ được ước mơ khi thi đậu vào Khoa Diễn viên cải lương của Trường Nghệ thuật Sân khấu II. Năm 1998, có mặt tại Liên hoan Tài năng trẻ sân khấu toàn quốc tại Đà Nẵng, Lê Tứ đã đạt giải đặc biệt với vai diễn Từ Hải trong trích đoạn Vương Thúy Kiều. Năm 2001, Lê Tứ đoạt giải Trần Hữu Trang với vai diễn Nguyễn Địa Lô trong Bức ngôn đồ Đại Việt. Năm 2002, Lê Tứ tốt nghiệp ra trường. Hiện anh là giảng viên môn kỹ thuật biểu diễn của Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TP.HCM.

Lê Tứ là một trong số ít nghệ sĩ trẻ nhất được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT. Từng là diễn viên trụ cột của Đoàn cải lương xung kích Trần Hữu Trang, anh không quản ngại khó khăn, rất năng nổ nhiệt tình trong suốt 16 năm qua để phục vụ đồng bào ở tận hải đảo, nông trường, miền quê xa xôi… Ở đâu, anh cũng hát bằng cả trái tim yêu nghề không khác gì một “người lính” lăn xả trên khắp các mặt trận văn hóa nghệ thuật mà không màng đến danh lợi.

Trên sân khấu, Lê Tứ cho biết rất hào hứng khi hóa thân vào những nhân vật lịch sử, những chiến sĩ cách mạng: “Thiêng liêng lắm, tự hào lắm khi được sống lại những thời khắc lịch sử qua các vai diễn về anh hùng dân tộc, những chiến sĩ cách mạng qua các thời kỳ lịch sử Việt Nam. Đây là những vai diễn rất khó, đòi hỏi người nghệ sĩ phải tìm hiểu rất kỹ nhân vật để thể hiện được khí phách và cái thần của nhân vật. Không chỉ dừng lại ở mức độ biểu diễn, người nghệ sĩ còn phải làm sao để truyền lửa đến khán giả, khơi dậy lòng yêu nước và khí phách kiên cường của người Việt Nam. Cha ông đã chiến đấu để cho chúng ta có cuộc sống bình yên mà làm việc, vì vậy tôi luôn cố gắng hết sức mình, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua để làm được những công việc hữu ích cho đời…” – Lê Tứ cho biết như thế.

Tin Giang

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)