Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Lớn lên cùng 48 mùa hoa đất nước

Tạp Chí Giáo Dục

Đi vi các văn ngh sĩ này, đưc sinh năm 1975 là điu t hào, bi my ai đưc n đnh s chào đi ca mình bi thi gian đp đ và huy hoàng ca mt dân tc như thế… 48 năm qua, h đã trưng thành và đang n lc hot đng ngh thut, cng hiến hết sc mình cho xã hi…


Nhc sĩ Nguyn Nht Huy cùng nhóm KTX và nhc sĩ Thế Hin trong chương trình “Vòng quanh ký túc xá”. Ảnh: T.L

Đối với các văn nghệ sĩ này, được sinh năm 1975 là điều tự hào, bởi mấy ai được ấn định sự chào đời của mình bởi thời gian đẹp đẽ và huy hoàng của một dân tộc như thế… 48 năm qua, họ đã trưởng thành và đang nỗ lực hoạt động nghệ thuật, cống hiến hết sức mình cho xã hội…

NSƯT Lê T: Ngưi lính trên mt trn văn hóa ngh thut

NSƯT Lê Tứ sinh năm 1975 tại Đồng Tháp, trong một gia đình mà hai bên nội ngoại đều là những tài tử miệt vườn. Anh được mệnh danh là “Người lính trên mặt trận văn hóa nghệ thuật” với nhiều thành tích đáng nể: Giải đặc biệt “Liên hoan Tài năng trẻ sân khấu toàn quốc” 1998; huy chương vàng giải Trần Hữu Trang 2001; huy chương vàng “Liên hoan Sân khấu cải lương miền Nam” 2002, huy chương vàng “Hội diễn sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc” 2005; huy chương vàng “Liên hoan Cải lương toàn quốc” 2021; danh hiệu NSƯT năm 2015; Anh hiện là giảng viên Bộ môn biểu diễn của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM.

Tốt nghiệp Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM, Lê Tứ nhanh chóng trở thành diễn viên trụ cột của nhóm Thắp sáng niềm tin trực thuộc Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang. Anh không quản ngại khó khăn, rất năng nổ nhiệt tình trong suốt gần 20 năm qua để phục vụ đồng bào ở tận hải đảo, nông trường, miền quê xa xôi… Ở đâu, anh cũng hát bằng cả trái tim yêu nghề không khác gì một “người lính” lăn xả trên khắp các mặt trận văn hóa nghệ thuật. NSƯT Lê Tứ tâm sự: “Tôi sinh năm1975, ký ức về cuộc kháng chiến của dân tộc chỉ đọng lại trong lòng tôi qua lời kể của ông, của cha mẹ, đặc biệt là những thước phim tài liệu, những bộ phim và vở cải lương về đề tài cách mạng. Nhưng cũng chính nhờ thế mà những vai diễn về hình tượng người chiến sĩ bộ đội, những anh hùng vì quốc vong thân tôi vào vai rất nhanh. Sân khấu cải lương đang gặp khó khăn, các diễn viên trẻ chịu nhiều thiệt thòi, ít có cơ hội được biểu diễn. Vì vậy tôi cùng với Nhà hát Trần Hữu Trang luôn tạo đất diễn cho các diễn viên trẻ và góp phần đưa nền nghệ thuật truyền thống này trở lại thời hoàng kim của nó…”.


NSƯT Lê T th hin rt thành công hình tưng ca c Th tưng Võ Văn Kit

Vở cải lương “Thành phố buổi bình minh” được Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang dàn dựng và biểu diễn trong các hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Là vở cải lương chính luận, tôn vinh vị lãnh đạo tài ba Võ Văn Kiệt – bác Sáu Dân trong lòng dân, nhưng vở không khô khan, cường điệu. Ê-kíp của vở diễn đã khắc họa tầm vóc, chân dung đáng kính của vị lãnh đạo từ những câu chuyện hết sức dung dị, tình cảm để đi vào lòng khán giả.

NSƯT Lê Tứ bằng bản lĩnh ca diễn của mình đã thể hiện rất thành công hình tượng của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Với NSƯT Lê Tứ, vai bác Sáu Dân là vai diễn quan trọng trong sự nghiệp của mình. “Vở này, càng diễn lại càng thấy hay, thấy thấm về cái tâm, cái tầm của một người lãnh đạo hết lòng vì dân vì nước. Khi được về biểu diễn trên quê hương của bác Sáu Dân trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông là niềm tự hào lớn của những người nghệ sĩ chúng tôi” – NSƯT Lê Tứ chia sẻ.

Ngoài ca hát, thời gian qua NSƯT Lê Tứ cũng ra sức làm từ thiện, anh đi khắp mọi miền đất nước để giúp đỡ đồng bào nghèo, hát phục vụ các học viên trại cai nghiện bởi theo anh, người nghệ sĩ làm công tác xã hội chính là làm đẹp cho đời. “Cha ông đã chiến đấu để cho chúng ta có cuộc sống bình yên mà làm việc, vì vậy tôi luôn cố gắng hết sức mình, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua để làm được những công việc hữu ích cho đời…” – NSƯT Lê Tứ cho biết như thế.

Nhc sĩ Nguyn Nht Huy: Sng và cng hiến hết sc mình!

Đất nước thống nhất 48 năm, nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy cũng tròn 48 tuổi, cái tuổi đã đủ giúp anh cảm nhận được niềm hạnh phúc lớn lao của một chàng trai được sinh ra, lớn lên trên một đất nước tự do, đồng thời cũng là cái tuổi chín chắn và sung sức nhất.

Tên tuổi của nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy đã được khẳng định qua hàng loạt các giải thưởng, bằng khen: Giải nhạc sĩ được yêu thích nhất Làn sóng xanh 2000; giải ca khúc được yêu thích nhất Làn sóng xanh 2001, 2003, 2004; giải A cuộc thi Sài Gòn tình ca 2002 của HTV với ca khúc “Bên em chiều Sài Gòn”; giải Mai Vàng của Báo Người lao động 2002; Bằng khen của Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam 2002; Bằng khen của UBND thành phố 2003; ca khúc “Tình hoàng hôn” đoạt giải thưởng của Hội đồng nghệ thuật VTV “Bài hát tôi yêu” 2005; Gương mặt thanh niên tiên tiến TP.HCM 2005… Anh tâm sự: “Tôi may mắn khi được sinh ra vào thời điểm đất nước vừa hoàn toàn độc lập, tự do. Từ nhỏ, tôi đã thích nghe nhạc đỏ, nhạc cách mạng và được biết về cuộc chiến tranh thần kỳ của dân tộc mình qua phim ảnh. Tôi luôn được cha mẹ và gia đình dạy dỗ lối sống đẹp để xứng đáng với truyền thống gia đình, xứng đáng với những gì mà thế hệ ông cha đã hy sinh”.


Nhc sĩ Nguyn Nht Huy

Nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy luôn hết mình với những sân chơi âm nhạc dành cho sinh viên – học sinh. Anh từng được mệnh danh là “Nhạc sĩ mùa hè xanh” khi tham gia hầu hết các chương trình văn nghệ tình nguyện phục vụ khán giả vùng sâu vùng xa; Phổ cập âm nhạc miễn phí cho các bạn trẻ trong chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh do Thành đoàn TP.HCM; cùng nhóm KTX xây dựng chương trình “Vòng quanh ký túc xá” đến nay đã trở thành một “thương hiệu” trong giới sinh viên – học sinh. Chính vì vậy trong ca khúc “Bên em chiều Sài Gòn”, anh đã viết: “Mùa xuân ấy em mới ra chào đời/ Mà xuân nay xanh áo bao mùa rồi, niềm vui đến khi sống cho mọi người…”. Nguyễn Nhất Huy tâm sự: “Tôi rất may mắn vì được lớn lên trong hòa bình, được theo học lĩnh vực nghệ thuật mà mình yêu thích. Tôi ước mong đất nước ngày càng phát triển, nền âm nhạc nước nhà có những bước phát triển mới để các nhạc sĩ như tôi có nhiều cơ hội đóng góp năng lực của mình. Mỗi khi sáng tác và hát những ca khúc nhạc truyền thống ca ngợi con người Việt Nam anh hùng, ca ngợi đất nước quê hương, tôi cảm thấy rất hứng thú, vì ngoài tình cảm, tôi cho rằng đó là nghĩa vụ của một người nghệ sĩ…”.

Anh Khôi

 

Bình luận (0)