Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Lớp chất lượng cao cũng là lớp hệ B?

Tạp Chí Giáo Dục

Sau khi dư luận phản ứng hệ đào tạo ngoài ngân sách, Bộ GD-ĐT đã quyết định không có chỉ tiêu cho hệ đào tạo này. Nhưng ngay sau đó, bộ lại có văn bản hướng dẫn về tuyển sinh chương trình đào tạo chất lượng cao năm 2011 đối với các trường đại học.
Theo đó các trường chủ động xây dựng chương trình, chủ động xây dựng mức học phí để trang trải chi phí đào tạo tương ứng với điều kiện đảm bảo chất lượng của chương trình. Với lập luận hệ đào tạo ngoài ngân sách khác hẳn với hệ đào tạo chất lượng cao vì đóng học phí cao nên được thầy dạy tốt, thực hành nhiều…, người ta hỏi rằng thầy dạy tốt, cơ sở vật chất tốt là của ai? Là của Nhà nước. Tại sao lại lấy cái chung của Nhà nước phục vụ một số ít người?
Thầy giáo, cơ sở vật chất ở một trường công là chung của toàn trường, nếu phục vụ riêng nhiều hơn thì chung phải ít đi. Như thế, đông đảo sinh viên đại trà sẽ bị thiệt thòi. Đó cũng là lý lẽ cơ bản dễ hiểu mà hơn chục năm qua xã hội đã có nhiều đề nghị phải tiến tới bỏ lớp bán công hay hệ B trong trường công ở giáo dục phổ thông, để công phải ra công, tư phải ra tư.
Có ý kiến cho rằng lớp chất lượng cao và ngoài ngân sách thực chất cũng chỉ là một. Điều đó không sai. Xét cho cùng, nó cũng chỉ là hệ B trong trường công. Ai ngụy biện rằng nó hoàn toàn khác nhau thì đó là những lập luận trái với luật. Mở lớp chất lượng cao để thu học phí cao hơn ở trường công mà đa số sinh viên còn có nhiều khó khăn, là tự nguyện của người có tiền nhưng thiệt thòi cho số đông không có điều kiện để tự nguyện…
Theo TRẦN NAM HÀ
(TTO) 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)