Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Lớp học không thể thiếu

Tạp Chí Giáo Dục

Đó là lp hc Dy tr k năng t bo v bn thân trưc tình trng xâm hi tình dc do Nhà Văn hóa Thiếu nhi Q.Gò Vp t chc cho đt sinh hot hè vi ch đ “Thiếu nhi TP vui hè an toàn, b ích”.

Tr thích thú vi bui sinh hot chuyên đ

Không chỉ với các em nhỏ mà đối với bậc cha mẹ phụ huynh, lớp học được coi là một trải nghiệm rất có ý nghĩa trong việc bảo vệ cơ thể và nhân phẩm trước hiểm họa xâm hại tình dục trẻ em có thể xảy ra bất kể lúc nào và bất cứ tại đâu.

Nói không vi đng chm không an toàn

Đối với trẻ nhỏ, việc dạy lý thuyết về ý thức tự bảo vệ đã có các thầy cô giáo cung cấp kiến thức từ các tiết học trên lớp. Chính vì thế theo thạc sĩ Nguyễn Thu Hà – một trong những báo cáo viên của buổi sinh hoạt chuyên đề không thể cung cấp những kiến thức cũ mà các em đã biết từ trên lớp học. Ngay từ khi “mở màn” các cháu đã thật sự thích thú với một số trò chơi do chị “quản trò” đưa ra có “dính dáng” đến chủ đề Phòng tránh xâm hại tình dục trẻ nhỏ. Đó là câu chuyện do hai bạn rối trong một đoạn phim trao đổi với nhau những vấn đề đang xảy ra trong cuộc sống trẻ nhỏ. Nhờ hướng dẫn của người lớn mà  bạn rối trai và rối gái biết được cơ thể của mình là tài sản quý giá của bản thân và cha mẹ nên cần được bảo vệ. Khi ra đường gặp mưa phải che dù khỏi ướt toàn thân, nếu nắng nóng thì nên ngồi trước quạt và phải biết giữ ấm khi gió mùa Đông Bắc tràn về để giữ gìn sức khỏe. Khi bệnh tật như cảm cúm, bị thương cần đến bệnh viện để được bác sĩ chăm sóc. Đó là bài học mà bé Đỗ Thiên Phúc – HS lớp 4 Trường TH Trần Quang Khải đã cảm nhận được sau khi xem đoạn video clip: “Cơ thể là của riêng con do ba mẹ sinh ra nên cần được bảo vệ dù lúc ở trường, ở công viên hay đi dã ngoại. Làm sao để mình luôn được vui vẻ, an toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe”.

Nâng cao nhn thc tr nh

Đối với các bạn nhỏ tham dự phía dưới hầu như ai cũng hiểu được khái niệm đơn giản này vì đã từng nhận được sự yêu thương vỗ về của người lớn để mình cảm thấy hạnh phúc và vui sướng hơn. Theo Phạm Minh Trọng – HS lớp 5 Trường TH Hanh Thông, đối nghịch với đụng chạm an toàn là đụng chạm không an toàn. Thế nhưng đối với các bạn nhỏ tuổi, không phải ai cũng biết và dám nói được những bộ phận trên cơ thể đụng chạm không an toàn. Thạc sĩ Nguyễn Thu Hà đã “mở ngoặc”: “Bác sĩ, y tá, cha mẹ có thể đụng chạm được vào những vùng riêng tư này của các cháu khi bị bệnh cần được thăm khám, nhưng cần phải giải thích rõ và được sự đồng ý của trẻ”.

Cũng từ những vấn đề chuyên sâu này mà buổi nói chuyện đã cung cấp cho trẻ được các kỹ năng tự bảo vệ như: “Nói không với những đụng chạm không an toàn”, nếu ai cố tình vi phạm thì phải biết từ chối và gọi to: “Ba ơi, cứu con” và sau đó bỏ chạy”. Một kỹ năng khác mà Phương Lan – HS Trường THCS Lý Tự Trọng được thạc sĩ Thu Hà cung cấp là không giữ bí mật chuyện bị quấy rối và xâm hại thân thể với ba mẹ mà phải chia sẻ cho người lớn biết. Đó là cha mẹ, ông bà, thầy cô, anh chị em trong gia đình. Cũng nhờ các báo cáo viên mà bé Minh Khôi, 5 tuổi HS Trường Mầm non Mai Anh nhận diện được kẻ xấu đó là cho trẻ quà, dặn trẻ giữ bí mật không cho ai biết.

Không chỉ là lời khuyên cho trẻ mà việc ăn mặc kín đáo cũng là lời khuyên cho cha mẹ để phòng tránh xâm hại thân thể bé. Chị Thanh – một phụ huynh HS ở P.1, Q.Gò Vấp cho biết: “Đây cũng là bài học cho tôi để hạn chế con đi lại một mình trong đêm tối và những nơi vắng vẻ vì có nguy cơ cao không an toàn. Dù ban ngày hay chỗ đông người cũng không đi theo lời rủ rê của người lạ, nếu có gì bất trắc thì nhờ người lớn xung quanh tìm cách giúp đỡ”. Nếu con đi đâu thì phải cho cha mẹ biết đi với ai, ở chỗ nào, làm gì và lúc nào thì trở về nhà.

Cuối buổi nói chuyện, thạc sĩ Thu Hà đã mở rộng vấn đề cho trẻ biết: ngoài sờ mó, các biểu hiện khác như nói chuyện tục tĩu, trêu chọc quá đáng, cho xem ấn phẩm đồi trụy, bắt trẻ sờ vào người cũng nằm trong “hạng mục” xâm hại trẻ nhỏ.

Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm của Bộ Công an trong năm 2013 đã có 3.000 trẻ bị xâm hại và đến năm 2017 con số đó đã lên tới 8.000 trẻ. Đây chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm” mà nhiều vụ chưa được khai báo và đưa ra ánh sáng. “Vì thế giáo dục trẻ tự bảo vệ mình phòng tránh xâm hại tình dục là rất cần thiết trong đó trách nhiệm trước hết thuộc về gia đình, nhà trường và toàn xã hội vì đây là thế hệ mầm non của tương lai” – anh Nguyễn Lê Trọng Bảo – Phòng Nghiệp vụ (Nhà Thiếu nhi Q.Gò Vấp) trao đổi.

Bài, nh: Hương Thy

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)