Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Lớp xóa mù của người lính mang quân hàm xanh

Tạp Chí Giáo Dục

Vi mong mun cho ngưi dân vùng biên gii sáng cái ch, gn mt năm nay, lc lưng b đi biên phòng Làng Mô phi hp vi Hi Ph n xã Trưng Sơn, huyn Qung Ninh (tnh Qung Bình) đã m lp xóa mù ch cho bà con. Lp hc còn giúp ngưi dân nâng cao nhn thc, góp phn cùng vi lc lưng vũ trang bo v vng chc an ninh trt t và bo v ch quyn biên gii…

Nhng đôi tay quen cm ra, cuc nay cm bút v nhng nét ch cong cong đy phn khi

1.Ánh nắng hoàng hôn buổi chiều tháng 3 chiếu xiên qua những rặng núi. Một ngày lên rẫy của ông Hồ An ở bản Chân Trôộng, xã Trường Sơn (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) kết thúc. Những bước chân trở về có phần vội vã nhưng đầy phấn khởi bởi không giống những năm tháng trước đây, cả ngày đi làm, tối về lê la bên chai rượu đế đến say ngất ngây, mà bây giờ buổi tối là giờ đến trường. Ông An bảo: “Phải về nhà kịp tắm rửa, ăn cơm tối để còn đến lớp xóa mù của các chú bộ đội. Nhờ có các chú bộ đội biên phòng mà mình biết được cái chữ, viết được cái tên mình lên tờ giấy, rồi còn biết thêm cách trồng cái cây cho hiệu quả, cách nuôi con bò, con heo cho đảm bảo vệ sinh môi trường”. Rẽ ra từ một lối mòn đầu thôn, chị Hồ Thị Lương vai mang gùi rau cũng tất bật trở về nhà. “Mặt trời xuống núi nhanh thật. Chị phải về nấu cơm cho con cái để đi học chữ cho kịp giờ. Từ ngày được học chữ đến nay chị đọc được sách rồi, đã biết thêm nhiều thứ trong đó. Trước đây nhìn con trẻ đi học mình thèm lắm nhưng ngày nhỏ thì cha mẹ nghèo nên lỡ cái chữ, lớn lên phải lấy chồng rồi nhiệm vụ của mình là phải làm nương rẫy nuôi sống gia đình nên mãi đến bây giờ mới có cơ hội. Được tự tay viết tên mình thay vì điểm chỉ như trước đây mình vui cái bụng lắm. Đi chợ cũng tự biết tính toán nên không còn xấu hổ vì không biết tính như trước đây nữa”, chị Lương trải lòng.

Lớp học xóa mù chữ do các chiến sĩ biên phòng Làng Mô phối hợp với Hội Phụ nữ xã Trường Sơn, Phòng GD-ĐT huyện Quảng Ninh tổ chức thu hút 27 người dân tham gia học chữ được gần một năm nay. Cứ tầm 7 giờ tối vào các ngày thứ ba và thứ năm hàng tuần, khi tiếng kẻng vang lên, điện ở điểm trưởng lẻ ở bản Trôộng được bật sáng thì bà con bắt đầu gọi nhau đến lớp, những ánh đèn pin rọi sáng đường làng. Học sinh của lớp học xóa mù này đều là những người lớn tuổi, có người đã ngót 60. Những đôi tay chai sần, đen sạm quen với cây rựa, cái cuốc nay vụng về nắn nót những nét chữ, con số cong cong lên mặt vở kẻ ô. Tiếng đọc bài vang lên nghe rộn rã. Những cánh tay rụt rè đưa lên phát biểu khi thầy giáo hỏi về một bài toán nào đó. Học viên lớp học đến đây ngoài học để biết con chữ, còn được các chiến sĩ biên phòng giảng thêm về cách làm kinh tế để xóa đói giảm nghèo, nắm bắt những chính sách của Đảng và Nhà nước.

2.Chia sẻ về lớp học, Đại úy Hồ Mạnh – Đội trưởng Đội vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Làng Mô cho biết: “Trong quá trình tham gia giảng dạy, chúng tôi luôn chọn lựa những phương pháp làm sao phù hợp với từng đối tượng, quá trình giảng dạy kết hợp với tuyên truyền để bà con nắm bắt. Những tiết học luôn mang đến nhiều kiến thức, lồng ghép với các tiết mục văn nghệ, bãi bỏ hủ tục lạc hậu… giúp bà con hào hứng để đảm bảo sĩ số của lớp, dần dần nâng cao chất lượng của lớp học với mục đích cuối cùng bà con phải biết đọc, biết viết và áp dụng vào đời sống hàng ngày”.

“Trước đây chị em rất rụt rè. Bất cứ chuyện gì như khám sức khỏe, kế hoạch hóa gia đình hay phát triển kinh tế khi được nhắc đến họ đều e ngại. Nay được đi học, trực tiếp nghe truyền đạt nên họ hiểu ra và chủ động trong kế hoạch hóa gia đình, nuôi dạy con cái tốt hơn, tham gia sản xuất trồng trọt một cách khoa học hơn. Nhờ đó đời sống được nâng cao, từng bước góp phần xóa đói giảm nghèo”, bà Trần Thị Thùy Nhung – Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Trường Sơn nói thêm.

Tm 7 gi ti, nhng ph n  bn Trông bt đu đến lp hc ch

3.Hơn 9 giờ tối, lớp học tan, trên những lối mòn dẫn về thôn, câu chuyện của bà con luôn rộn rã bởi những bài học tiếng Việt hay phép toán còn dở dang. Đại úy Hồ Mạnh kể rằng, gần một năm nay, không kể ngày mưa hay nắng, lớp học ở bản Trôộng vẫn đều đặn sáng đèn mỗi tuần hai đêm và bà con hiếm khi bỏ lớp nếu không vì lý do đặc biệt hay ốm đau. Đêm bản Trôộng sâu thẳm, đến tiếng côn trùng, chim chóc phát ra từ những tán rừng cũng vang vọng rất xa. Trong lớp học, những giọt mồ hôi đổ xuống vai áo người giáo viên mang quân hàm xanh đổi lấy những con chữ nhọc nhằn cho những học viên tóc đã ngả màu tiêu muối. Biết con chữ, nắm được nét văn hóa để xây dựng bản làng văn minh đó là mong mỏi của những thầy giáo quân hàm xanh trên miền biên giới như Đại úy Hồ Mạnh và nhiều chiến sĩ khác. Thiếu tá Đinh Như Triêm – Bí thư Đảng ủy – chính trị viên Đồn Biên phòng Làng Mô cho biết, việc mở lớp dạy học ở bản Trôộng cũng như các bản làng khác ở xã Trường Sơn không chỉ đơn thuần đem đến cho bà con cái chữ, làm phép tính mà còn giúp bà con hiểu biết nhiều hơn về văn hóa, các kỹ năng sống. Đây cũng là nhiệm vụ của đơn vị trong việc tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng củng cố hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, góp phần củng cố, xây dựng địa bàn biên giới vững mạnh.

Vĩnh Yên – Thanh Trung

 

 

Bình luận (0)