Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

“Lột xác” dần cách dạy học văn!

Tạp Chí Giáo Dục

Sau khi dự thảo về chương trình và sách giáo khoa mới hoàn tất, nhiều người lo lắng về nhân tố con người quyết định đến sự thành bại. Mà vai trò then chốt là sự hưởng ứng, sự “lột xác” của giáo viên trong việc thay đổi phương pháp, cách thức dạy học phù hợp với mục tiêu của chương trình. Trong đó có việc dạy học bộ môn ngữ văn.

Tranh v v bài “Cnh ngày hè” (Nguyn Trãi) ca mt hc sinh lp 10 Trưng THPT Tây Thnh

Băn khoăn v s “lt xác”

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên bộ môn ngữ văn của chương trình THPT mới) đã từng băn khoăn: Với chương trình ngữ văn mới ở THPT, ngoài 3 tiết học bắt buộc, mỗi lớp có thêm 35 tiết/1 năm cho các chuyên đề học tập tự chọn dành cho những học sinh có thiên hướng khoa học xã hội và nhân văn. Các chuyên đề này giúp học sinh có cái nhìn khái quát và tập nghiên cứu về nội dung, giá trị và tiến trình lịch sử văn học; phong cách văn học, một số vấn đề tiếng Việt và hoạt động văn học thiết thực, gần gũi, đáp ứng sở thích, nhu cầu của các em. Tuy nhiên, chỉ sợ giáo viên biến chuyên đề học tập thành các bài học lý thuyết hàn lâm, nặng nề; mà không dành thời gian cho việc học sinh trao đổi, thảo luận, viết bài, sưu tầm, giới thiệu, thuyết trình về các nội dung chuyên đề để tạo hứng thú hơn trong việc học ngữ văn. 

Băn khoăn của ông Thống là có cơ sở trên bình diện chung của việc dạy học văn hiện nay ở nhà trường phổ thông. Cách dạy học văn nhiều nơi vẫn chưa thay đổi nhiều, mặc dù Bộ GD-ĐT luôn thay đổi cách kiểm tra, đánh giá theo hướng gợi mở, phát huy năng lực sáng tạo của học sinh. Có nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết là do áp lực về điểm số, hiệu suất, chỉ tiêu thi đua, cách đánh giá giảng dạy còn quá cứng nhắc ở nhà trường phổ thông hiện nay. Chính cách làm máy móc ấy trở thành gánh nặng hình thức đè lên vai giáo viên, và từ đó chuyển thành áp lực cho người học. Việc kiểm tra, đánh giá ở nhà trường và các kỳ thi chung vẫn còn nhiều bất cập. Đề thi vẫn còn đóng về kiến thức học gì thi nấy. Nhiều tổ bộ môn các trường phổ thông vẫn còn coi tài liệu học tập là “bảo bối”, nên nhất nhất từ kiến thức ôn tập cho đến giới hạn đề thi đều không nằm ngoài nó. Từ đó đã hạn chế rất lớn sự sáng tạo của người học và người dạy. Người dạy muốn “đột phá” cũng khó vì sợ mạo hiểm.

Trong xu hướng đổi mới toàn diện về giáo dục như hiện nay, thực trạng của việc dạy học văn trên là trở lực cho sự phát triển. Thực trạng này cho thấy chủ trương thay đổi việc dạy học thời gian qua mặc dù rất quyết liệt về thái độ nhưng chưa thật triệt để về giải pháp, cách làm. Và một điểm quan trọng nữa, là từ đây mới thấy được ý thức hưởng ứng về sự đổi mới giáo dục xuất phát từ phía người học và người dạy hiện nay còn “khiêm tốn” thế nào. Trong khi đó Chương trình giáo dục phổ thông mới sắp áp dụng trong thời gian tới.

Nhng tín hiu đáng mng

Tình hình chung là thế. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học văn, chúng tôi thấy đã có nhiều tiết dạy học thú vị. Chẳng hạn mấy năm trước, giáo viên tổ văn của một trường THPT ở quận Tân Bình (TP.HCM) đã thực hiện chuyên đề khá hay về “điện ảnh hóa” các tác phẩm văn học mang tính sử thi thời kỳ chống Mỹ trong chương trình lớp 12. Cũng từ chương trình lớp 12, giáo viên và học sinh một trường THPT ở quận Tân Phú đã “tái hiện không gian văn hóa” vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam bộ với nhiều tiết mục vô cùng sinh động, hấp dẫn. Nhiều giáo viên đã “sáng tạo” để khai thác sự hấp dẫn và đa nghĩa truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao. Như chuyên đề “Chí Phèo và đời sống”, khai thác tính hiện thực của một “hiện tượng Chí Phèo” trong xã hội ngày nay. Hay lập một phiên tòa giả định trong tiết dạy “Phiên tòa xét xử: Kẻ đẩy Chí Phèo tha hóa thành quỷ dữ làng Vũ Đại”. Dĩ nhiên, để thực hiện những tiết học như thế này, từ trang phục cho đến hoạt cảnh, nói năng học sinh phải công phu tái hiện phiên tòa như thật. Hoặc như chuyên đề về “Tình yêu qua văn học” trong các tác phẩm viết về đề tài này ở lớp 10, 11, 12. Hay các chuyên đề về văn học dân gian cho học sinh lớp 10 với nhiều hình thức như đối đáp, “rung chuông vàng” kiến thức…

Xu hướng chung của việc đổi mới dạy học văn hiện nay là phát huy vai trò sáng tạo, đánh thức nội lực của người học; làm đa dạng, sinh động tiết học văn; kéo môn văn về gần hơn với cuộc sống. Vì vậy, môn văn có thêm không gian ngoài trời, tiết học thư viện. Trao phần thuyết trình, dẫn dắt cho học sinh, giáo viên chỉ gợi ý, hướng dẫn học sinh thực hiện “sân khấu hóa” các tác phẩm văn học. Thay vì cho học sinh đọc và phân tích tác phẩm, nhiều giáo viên đã cho các em vẽ lại tác phẩm bằng tranh và thuyết trình về hình vẽ. Mặc dù do đặc thù môn văn khó thực hiện, nhưng phương pháp dạy học STEM cũng đã được một số giáo viên áp dụng thành công cho bộ môn này… 

Những đổi mới đó là tín hiệu khả quan trong việc dạy học văn hiện nay. Hy vọng khi chương trình và sách giáo khoa mới đưa vào áp dụng, dạy học văn có thêm điều kiện để “lột xác”!

Trn Ngc Tun
(giáo viên Trưng THPT Tây Thnh, TP.HCM)

 

Bình luận (0)