Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Lựa chọn kênh đầu tư khi du học tại Mỹ

Tạp Chí Giáo Dục

Giáo viên và học viên ở Học viện Yola đang trao đổi

Việc đầu tư và định hướng du học nên xuất phát từ việc hiểu rõ học lực của bản thân, khả năng tài chính của gia đình cũng như quỹ thời gian dành cho việc chuẩn bị.
Nhiều năm trở lại đây, du học tại các quốc gia phát triển trên thế giới đang trở thành xu hướng được nhiều học sinh, sinh viên (HS-SV) Việt Nam hướng tới. Trong số đó, Mỹ là thị trường được nhiều HS-SV lựa chọn bởi những ưu điểm về chất lượng đào tạo cũng như môi trường sinh hoạt phù hợp với tiêu chuẩn người Việt. Theo thống kê của Institute of International Education (một đơn vị chuyên nghiên cứu về du HS tại Mỹ), số lượng du HS Việt Nam đến Mỹ tăng đột biến trong vòng 10 năm qua (từ 2.531 năm 2001-2002 đến 14.888 du HS vào năm 2010-2011), giúp Việt Nam nhảy lên vị trí thứ 8 trong số những nước dẫn đầu về số lượng du HS tại Mỹ. Trên 60% số HS bắt đầu con đường du học từ các trường CĐ cộng đồng; 40% còn lại lựa chọn cách mạo hiểm: Vào thẳng các trường ĐH thuộc top 100 trường có uy tín nhất.
Giữa 2 lựa chọn – đầu tư an toàn, tiết kiệm của các trường CĐ và tham vọng hơn vào chất lượng, thứ hạng của các trường ĐH 4 năm – những HS có nhu cầu du học cần lựa chọn cho mình một con đường phù hợp bởi mỗi phương án đều có những ưu, nhược điểm riêng. Đối với cách chọn lựa an toàn, để tăng khả năng đạt visa của HS, vốn tiếng Anh tương đối sẽ không là dư thừa. Đối với cách chọn lựa tham vọng hơn, HS Việt Nam có thể được chấp nhận thẳng ở các trường ĐH 4 năm kèm theo học bổng nếu có sự chuẩn bị sớm.
Đầu tư “an toàn” theo kiểu truyền thống
Trong một khảo sát của Tổ chức Education Mỹ tại Việt Nam (bộ phận truyền thông về giáo dục của Chính phủ Mỹ), 84% HS và phụ huynh được phỏng vấn cho rằng, chi phí là trở ngại lớn trong việc học tập tại Mỹ. Điều này cũng không quá khó hiểu khi tổng chi phí học tập và ăn ở tại những trường ĐH hàng đầu ở Mỹ có thể lên đến 50.000-60.000 USD/năm. Do đó, nhiều phụ huynh, với sự tư vấn của người thân, bạn bè là người Việt định cư tại Mỹ, đã chọn con đường tiết kiệm, chi trả trong khoảng 20.000 USD/năm cho 2 năm tại một trường CĐ cộng đồng, sau đó chuyển tiếp và hoàn tất 2 năm cuối tại bậc ĐH. Các trường CĐ tại Mỹ thường không có ký túc xá nên chi phí trên đồng nghĩa với việc HS ở chung nhà với người thân, ở chung với người bản xứ theo dạng homestay hoặc tự thuê nhà không quá cách xa trường.
Nếu lựa chọn con đường vòng, phụ huynh và HS có thể tiết kiệm chi phí cũng như chỉ cần chuẩn bị vốn tiếng Anh tương đương TOEFL iBT từ 55-61/120 điểm. Với những em có học bạ không quá xuất sắc ở trường trung học, 2 năm ở CĐ cộng đồng cũng là một lựa chọn thuận lợi để chuẩn bị tiếng Anh và bảng điểm tốt hơn. Nếu HS cần nhiều học bổng sẽ thi thêm bài thi SAT để chuyển tiếp vào các trường ĐH tốt.
Đầu tư “tham vọng” – làn sóng mới ở Việt Nam
Với sự xuất hiện của hàng loạt các trường tiểu học, trung học quốc tế, cùng với sự đầu tư cho con em học tiếng Anh từ nhỏ, vốn tiếng Anh của HS Việt Nam đang ngày càng được cải thiện. Do đó, HS Việt Nam đã có thể tự tin giao tiếp với người nước ngoài không thua kém người bản xứ. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, việc hướng thẳng đến các trường ĐH top 100 đã trở thành làn sóng đầu tư “tham vọng” mới của không ít HS và phụ huynh Việt Nam. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế trường phổ thông, rất nhiều HS đã tự tìm hiểu thông tin, cách thức tuyển sinh, cách “săn” học bổng từ những trường có danh tiếng lâu năm tại Mỹ như: ĐH Massachusetts, Stanford, California, Princeton,  Yale… Chính việc được chuẩn bị luyện thi TOEFL iBT vào năm lớp 9-10, luyện thi SAT vào năm lớp 10-11 đã giúp nhiều HS Việt Nam có bộ hồ sơ chuẩn và “đẹp” để được nhận thẳng vào các trường ĐH. Không ít HS có số điểm TOEFL iBT trên 90 (điểm tối đa của TOEFL iBT là 120) và SAT trên 1.800 (điểm tối đa của SAT là 2.400) đã giành được các suất học bổng bán phần, giúp cho chi phí học ở các trường ĐH không còn là khoảng cách quá cách xa chi phí đi đường vòng ở CĐ. Ngoài khoản tiền gia đình chu cấp, du HS có thể chọn cách đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập và rèn luyện tính tự lập. Khi học trong các trường ĐH, CĐ tại Mỹ, HS sẽ được cấp visa F1 hoặc J1. Visa F1 cho phép bạn làm 20 giờ/tuần trong các trường ĐH. Sau một năm tính từ khi cấp visa, HS có thể xin giấy phép làm việc từ Sở Luật hoặc SSN từ Sở An ninh xã hội để ra ngoài làm thêm với mức lương khá “dễ thở”.
Bài, ảnh: Ngọc Anh
Học viện Yola là đơn vị chuyên đào tạo Anh ngữ du học có uy tín, với kết quả nhiều học viên ứng tuyển thành công vào các trường ĐH top đầu của Mỹ như: Stanford University, Cornell University, Princeton University, University of Pennsylvania, Brown University, Duke University, UC Berkeley, UCLA, University of Michigan, University of Southern California, Boston College, Boston University, Georgetown University, Emory University, University of Texas – Austin, University of Washington, University of Michigan… Mức điểm trung bình học viên Yola đạt được: Đối với TOEFL là 90/120 điểm và SAT là 1.900/2.400 điểm.
 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)