Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Lựa chọn ngành nghề: Phải hài hòa giữa đam mê và nguồn thu nhập

Tạp Chí Giáo Dục

Đây là li khuyên ca chuyên gia tâm lý Chế D Tho trong chương trình tư vn hưng nghip “Cùng bn chn ngh cho tương lai” ln th 12 năm hc 2019-2020 din ra ti Trưng THPT Tam Phú (Q.Th Đc) mi đây. Chương trình do Báo Giáo dc TP.HCM phi hp cùng S GD-ĐT TP và ĐHQG TP.HCM t chc, vi s đng hành ca Trưng ĐH Công ngh TP.HCM và Trưng ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM.

Chuyên gia tâm lý Chế D Tho gii đáp thc mc cho hc sinh trong trưng

Đam mê khác s thích

Theo chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo, hiện nay có rất nhiều ngành nghề đào tạo để người học lựa chọn; tuy nhiên, nếu người học lựa chọn theo đam mê thì chưa đủ mà tốt nhất là cân nhắc thêm nguồn thu nhập. Bởi khi làm việc ai cũng mong có nguồn thu nhập ổn định để lo cho gia đình. “Khi làm một công việc mà có sự hài hòa giữa hai yếu tố này thì các em sẽ cảm thấy rất hạnh phúc và gắn bó được lâu dài. Tuy nhiên, các em cũng nên lưu ý, đam mê khác sở thích: đam mê là mình có thể dành hết thời gian, công sức, quên ăn, quên ngủ để đạt được thứ mình muốn; còn sở thích chỉ là nhất thời, diễn ra trong một thời gian ngắn”, bà Thảo phân tích.

Trước lời khuyên này, em Ngọc Ánh (lớp 12A4) lo lắng: “Em thích học các môn xã hội nhưng lại giỏi tự nhiên, vậy phải chọn ngành nghề như thế nào?”. Bà Thảo trả lời: “Thích chỉ là xu hướng, mình có thể thay đổi, giỏi mới là năng lực. Về bản thân, em nên kiểm tra lại cách học của mình đối với các môn xã hội để nâng cao kết quả học tập. Giữa các ngành tự nhiên và xã hội cũng có những điểm giao thoa với nhau, em nên tìm hiểu kỹ mình thích cái gì. Chẳng hạn, thích tự nhiên mà muốn học ngành kinh tế thì chúng ta cũng có thể học thêm một ngành thuộc xã hội như tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Đức… cực kỳ hữu ích để bổ trợ cho công việc sau này”.

Nói thêm về vấn đề này, TS. Nhan Cẩm Trí (Phó Hiệu trưởng kiêm Trưởng khoa Kinh tế, Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) trấn an: Mỗi người đều có thế mạnh cạnh tranh cốt lõi. Nhiều học sinh tự ti, tưởng mình cái gì cũng dở nhưng thực chất là trong người những em ấy đã có một thế mạnh so với người khác. “Muốn nhận diện năng lực, bản thân mỗi em nên xem lại ở trên lớp mình có khả năng học môn gì, cụ thể là mình đầu tư nhiều vào môn đó nhưng có mang lại hiệu quả không; nếu có thì mình có thế mạnh với môn đó, còn không thì bản thân nên xác định lại thế mạnh đối với những môn khác”, TS. Trí hướng dẫn.

ThS. Lê Ngọc Hải (Giám đốc Công ty cổ phần hướng nghiệp Education Tour) bổ sung thêm, dân số Việt Nam mỗi năm mỗi tăng, vì thế nhu cầu nhân lực cũng chịu sự cạnh tranh khốc liệt. Thước đo của sự cạnh tranh chính là năng lực. Để trở thành người chiến thắng phải tồn tại 3 yếu tố: kiến thức chuyên môn; kỹ năng, thái độ và tư duy. Nếu một người có đủ các yếu tố này thì sự cạnh tranh và thất bại chỉ là chuyện nhỏ.

Ngành quan h quc tế và quan h công chúng khác nhau thế nào?

Trong chương trình, em Trương Phan Tâm Như (lớp 12A3) hỏi: “Ngành quan hệ quốc tế và quan hệ công chúng khác nhau như thế nào?”. Giải đáp băn khoăn này, TS. Nhan Cẩm Trí khẳng định: “Đây là hai ngành khác nhau”. Theo TS. Trí, để theo học ngành quan hệ công chúng, các em cần chuẩn bị cho mình sự yêu thích với công việc viết lách, khả năng phân tích, đánh giá, nắm bắt tâm lý phát triển của xã hội và con người. Sau khi tốt nghiệp, người học ngành quan hệ công chúng có thể làm việc tại các tòa soạn báo chí, đài phát thanh, truyền hình và các cơ quan, đơn vị có liên quan chuyên môn đến lĩnh vực PR, truyền thông… Riêng ngành quan hệ quốc tế là ngành học đặc thù, người học tốt nghiệp ngành này ngoài vốn ngoại ngữ tốt còn có kiến thức đa dạng, hiểu biết về văn hóa, kinh tế, chính trị, pháp luật của Việt Nam và các nước trên thế giới. Có thể làm cán bộ ngoại giao ở các Sở Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao; chuyên viên quan hệ quốc tế ở các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong nước và quốc tế. Ngành này đòi hỏi các em phải có tư duy hướng ngoại, thích tiếp xúc và làm việc trong môi trường quốc tế, chịu được áp lực công việc tốt, có khả năng giao tiếp và thiết lập tốt các mối quan hệ.

Mt hc sinh đt câu hi ti chương trình

Tiếp tục giải đáp băn khoăn của em Ngọc Sơn (lớp 12A1) về chương trình học của ngành marketing và kinh doanh thương mại, TS. Trí cho biết: Chương trình học của hai ngành này giống nhau từ 60% đến 70%, khác nhau chủ yếu ở những môn chuyên ngành. Với ngành marketing, sinh viên được đào tạo bài bản về hành vi người tiêu dùng, quản trị truyền thông marketing tích hợp, chiến lược định giá, quản trị bán hàng, đề án nghiên cứu marketing, lập kế hoạch marketing… Còn ngành kinh doanh thương mại chuyên về quản trị bán hàng, quản trị mua hàng, quản lý kho, quản trị chuỗi cung ứng, kinh doanh theo chuỗi, quản trị bán lẻ, tài chính, marketing, nghiên cứu hành vi tiêu dùng, phân tích hiệu quả hoạt động thương mại…, có khả năng vận dụng các kiến thức chuyên môn vào thực tiễn. Ngoài ra, sinh viên ngành kinh doanh thương mại còn được huấn luyện các kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống trong kinh doanh, có khả năng nghiên cứu độc lập về các vấn đề chuyên môn, hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh doanh để ra trường làm việc tại các tập đoàn, công ty kinh doanh. “Nhu cầu nhân lực của hai ngành này cao, đa số sinh viên ra trường đều có việc làm, thu nhập ổn định”, TS. Trí cho biết.

Trả lời câu hỏi về ngành truyền thông đa phương tiện của em Nguyễn Ngọc Lan Anh (lớp 12A8), ThS. Nguyễn Xuân Luyện (Trưởng ban Tuyển sinh, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) cho biết công nghệ càng phát triển thì truyền thông càng lên ngôi. Nếu như trước đây, truyền thông chỉ được hiểu là những bài viết, những mẫu quảng cáo đơn giản được đăng trên các tờ báo giấy hay truyền hình thì ngày nay thông điệp truyền thông được truyền tải ngày càng tinh tế, hiện đại và phong phú hơn nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin để tạo ra sản phẩm như: phim, quảng cáo, trailer… Những người làm công việc này phải có đầu óc sáng tạo, tính thẩm mỹ cao. “Năm học 2019-2020, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM tuyển sinh thông qua 4 hình thức: dựa vào kết quả của kỳ thi THPT quốc gia; điểm học bạ lớp 12; kỳ thi đánh giá năng lực và kỳ thi riêng của trường, do đó các em nên cân nhắc để có cơ hội đậu cao”, ThS. Luyện cho hay.

Bài, ảnh: H Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)