Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Lựa chọn ngành nghề: thích thôi chưa đủ!

Tạp Chí Giáo Dục

Đó là li khuyên đưc các chuyên gia đưa ra trong chương trình tư vn hưng nghip “Cùng bn chn ngh cho tương lai” ln th 12 năm hc 2019-2020 va din ra ti Trưng THPT Ging Ông T (Q.2, TP.HCM).

Hc sinh Trưng THPT Ging Ông T đt câu hi cho ban tư vn

Chương trình do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP và ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.

Thích nhiu, biết chn sao cho đúng?

Khi đặt bút đăng ký ngành nghề mình sẽ học, nhiều học sinh băn khoăn: Trong muôn vàn những ngành nghề mình thích thì phải chọn làm sao ra một ngành nghề để theo học? Giải đáp băn khoăn này, chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo cho rằng, để tìm được một ngành nghề phù hợp trong “ma trận” những điều mình thích thì trước hết phải xem những điều mình thích có hợp với năng lực, sở trường hay không. Theo đó, khi chọn ngành nghề, nếu chỉ dựa vào yếu tố “mình chọn nghề” thì chưa đủ mà còn phải cần đến yếu tố “nghề chọn mình”.

Những tiêu chí để xác định “điều mình thích” có “thích mình không”, theo bà Thảo, đó là những nguyên tắc sau: Tổ hợp môn trong ngành học phải phù hợp với thế mạnh học lực của bản thân; tố chất nghề đòi hỏi những yêu cầu gì, có phù hợp với tố chất bản thân không; điểm chuẩn đầu vào của ngành học đó ở các năm trước liệu mình có với tới không; sau này có khả năng làm việc gì khi theo ngành đó… “Quan trọng nhất là các em đừng chọn ngành nghề theo một xu hướng, theo đánh giá của bạn bè, người quen hay theo kiểu chiều lòng ai đó… Để chọn được ngành nghề thích hợp, các em phải nhìn thẳng vào năng lực của bản thân, điều kiện gia đình và nhu cầu của xã hội”, bà  Thảo nhìn nhận.

Một băn khoăn nữa cũng được nhiều học sinh đặt ra là lựa chọn thế nào giữa đam mê của bản thân và mong muốn của cha mẹ. Với băn khoăn này, bà Thảo khuyên, ở trường hợp này không nên gây bất hòa mà nên tìm cách dung hòa ở 2 lựa chọn, làm sao vừa theo đuổi được đam mê của bản thân, vừa không làm buồn lòng cha mẹ. “Trước hết, các em phải phân biệt giữa đam mê và công việc. Đam mê có thể là thứ chúng ta yêu thích nhất, mong muốn được gắn bó. Nếu được làm công việc theo đúng đam mê của mình thì đó là điều mà ai cũng mong muốn nhất. Nhưng không phải đam mê nào cũng dẫn chúng ta đến công việc mà bản thân sẽ gắn bó cả đời, có những đam mê chúng ta sẽ chỉ có thể… đam mê. Nhất thiết chúng ta phải có một công việc ổn định. Sau khi có một công việc ổn định, nếu thật sự đam mê trong lĩnh vực nào đó chúng ta vẫn có cơ hội để sống cùng đam mê đó, thăng hoa trong đam mê đó”, bà Thảo bổ sung.

Cùng mt ngành, nên la chn môi trưng hc thế nào?

Làm rõ thắc mắc này của học sinh, ông Nguyễn Quốc Cường (chuyên gia tư vấn hướng nghiệp) cho hay, thực tế hiện nay trong cùng một ngành học sẽ có rất nhiều trường đào tạo. Thế nhưng, ở mỗi trường lại có những hướng đào tạo chuyên sâu riêng. Do đó, để xác định mình nên theo học môi trường đào tạo nào phù hợp, các em cần phải xác định bản thân muốn trở thành người như thế nào trong lĩnh vực ngành nghề đó. Ví dụ như đào tạo về luật, sẽ có trường đào tạo chuyên về Luật Kinh tế, có trường lại mạnh về Luật Dân sự, thương mại… Các em phải hiểu được rằng mình muốn am hiểu chuyên về lĩnh vực nào để theo học môi trường phù hợp.

Một lưu ý nữa trong lựa chọn ngành nghề, theo ông Cường, người học cần quan tâm đến học phí của các môi trường đào tạo, song song đó là hướng đào tạo của trường. “Trong cùng một ngành học nhưng sẽ có nhiều phương thức đào tạo. Đào tạo chất lượng cao, đào tạo theo hướng liên kết với nước ngoài hay đào tạo đại trà. Tùy theo điều kiện kinh tế gia đình cũng như năng lực bản thân để lựa chọn một hình thức đào tạo phù hợp cũng là cách để các em phát triển được ngành nghề sau này”, ông Cường cho biết.

Ngày 30-9, chương trình tư vấn hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 12 năm học 2019-2020 do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP và ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM đã diễn ra ở 3 trường: THPT Nguyễn Hiền (Q.11), THPT Nguyễn Hữu Huân (Q.Thủ Đức) và THPT Nguyễn Công Trứ (Q.Gò Vấp). Song song với chương trình ở TP.HCM, trong hai ngày 30-9 và 1-10, tại tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, chương trình tư vấn cũng diễn ra ở nhiều trường THPT (có sự phối hợp với Sở GD-ĐT hai tỉnh trên). Trong chương trình, các chuyên gia đã thông tin đến học sinh những ngành nghề đào tạo hiện nay; phương thức lựa chọn ngành nghề phù hợp với đam mê, năng lực, nhu cầu xã hội…, từ đó giúp các em chọn lựa đúng ngành học, bậc học và trường học.

T.B

Trên hết, ông Cường nhấn mạnh, khi đã chọn được một ngành học sẽ theo đuổi, các em nên liệt kê danh sách những trường đào tạo, tìm hiểu kỹ về môi trường đào tạo của các trường đó để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với bản thân.

T cht nào đ theo khi ngành ngôn ng?

Khối ngành ngôn ngữ được đánh giá là lĩnh vực khá “hot” trong xu thế hội nhập hiện nay. Tuy nhiên, ThS. Trần Hải Nam (Phó phòng Tuyển sinh và Truyền thông, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) lưu ý người học cần cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn khối ngành này. “Hiện tại, ngoài tiếng Anh thì người học còn quan tâm nhiều đến các ngôn ngữ khác như tiếng Hàn, Nhật, Thái Lan, Ả Rập… do xu hướng công việc. Để chọn được một ngôn ngữ phù hợp, các em nên có sự tìm hiểu trước về ngôn ngữ đó thông qua những thông tin giới thiệu trên mạng internet. Kế nữa là phải xem năng lực của mình có phù hợp với việc học ngôn ngữ nước ngoài hay không. Bởi ngôn ngữ nước ngoài khác với các ngành học khác, đó là ngoài sự chăm chỉ, cần cù còn cần đến một chút năng khiếu học”, ông Nam cho biết.

Cạnh đó, ông Nam cho hay, người học cũng nên tìm hiểu về văn hóa, văn học của đất nước mình định theo học về ngôn ngữ. Khi lựa chọn học ngôn ngữ nào, để yêu ngôn ngữ đó thì đầu tiên phải yêu về văn hóa, văn học của đất nước đó thì học mới có sự “thăng hoa”.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)