Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Lựa chọn phương thức thi lớp 10, chú ý đặc trưng chương trình mới

Tạp Chí Giáo Dục

Vic B GD-ĐT công b D tho thông tư sa đi, b sung quy chế tuyn sinh THCS và THPT va qua đã gây ra nhiu ý kiến trái chiu. Trong đó dư lun đc bit không đng tình vi phương án bc thăm môn thi th 3, ngoài 2 môn toán và ng văn cho k thi tuyn sinh vào lp 10 công lp.

Thí sinh xem danh sách phòng thi tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm 2024 ở TP.HCM. Ảnh: Y.Hoa

Thay đi quy chế t chương trình cũ sang chương trình mi

Trước hết cần thấy sự thay đổi các quy chế từ chương trình cũ sang chương trình mới. Quy chế tuyển sinh THCS, THPT theo Quyết định số 12/2006/QĐ-BGD-ĐT ngày 5-4-2006 mà Bộ GD-ĐT ban hành để thực hiện từ năm 2006 như sau: Về tuyển sinh THPT (tức vào lớp 10) có 3 phương thức là xét tuyển, thi tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển. Quy chế này khá “thoáng”, vì giúp các địa phương chủ động trong việc chọn phương án tuyển sinh phù hợp với tình hình thực tiễn dạy và học ở địa phương mình, giảm áp lực học hành, thi cử. Chẳng hạn ở mỗi địa phương như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Đồng Nai… đều có cách làm đặc trưng riêng.

Vừa qua, Bộ GD-ĐT công bố Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT. Theo đó, về phương thức thi tuyển lớp 10, có 3 môn thi gồm toán, ngữ văn và môn thứ 3 do Sở GD-ĐT bốc thăm ngẫu nhiên trong số các môn tính điểm của chương trình THCS như ngoại ngữ, khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý, giáo dục công dân, tin học, công nghệ.

Lý do mà dư luận không đồng tình là việc bốc thăm đánh đồng môn thi tiếng Anh với các môn thi khác, gồm khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý, giáo dục công dân, tin học, công nghệ. Theo đa số ý kiến, môn tiếng Anh vẫn là môn học quan trọng, cần thiết phải đưa vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Vả lại, khi tiếng Anh được hướng tới mục tiêu là ngôn ngữ thứ hai được sử dụng trong trường học, thì việc không bắt buộc thi môn này được xem như đi ngược lại chủ trương. Việc chỉ giữ lại 2 phương thức xét tuyển và thi tuyển và bỏ phương thức kết hợp thi tuyển với xét tuyển cũng khiến nhiều ý kiến chưa hài lòng. Vì dù sao đây vẫn là cách làm đánh giá đúng năng lực của học sinh và quá trình học qua một kỳ thi. Bên cạnh đó, không ít ý kiến cho rằng việc thi cử không nên làm chuyện may rủi (là bốc thăm), và giữ ổn định về môn thi cũng là cách không tạo áp lực cho học sinh trong học tập, thi cử.

Quan đim ca B GD-ĐT

Trong cuộc họp báo Chính phủ mới đây, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, Bộ GD-ĐT đang khẩn trương xây dựng quy chế thi tuyển sinh vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT, trong đó có phương án bốc thăm môn thứ 3, ngoài toán và ngữ văn. Dự kiến đến giữa tháng 10-2024 sẽ công bố dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh vào lớp 10.

Theo ông Phạm Ngọc Thưởng, phương thức chọn môn thứ 3 được Bộ GD-ĐT chú ý quan tâm. Nếu để địa phương tự chọn, theo ông Thưởng, việc này có thể ảnh hưởng bởi ý chí chủ quan của người đứng đầu địa phương, gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực. Ngược lại, nếu chọn một môn cố định, Bộ GD-ĐT lo gây ra tình trạng học tủ, học lệch. “Như thế, học sinh không được chuẩn bị đầy đủ phẩm chất và năng lực theo yêu cầu của chương trình mới”, lãnh đạo Bộ GD-ĐT nêu quan điểm. Vì vậy, Bộ GD-ĐT đang nghiên cứu có thể có các phương thức, hình thức khác nhau có thể lựa chọn trong số các môn còn lại, ví dụ như năm nay có thể thi môn khoa học xã hội, năm sau có thể khoa học tự nhiên hoặc có thể bốc thăm.

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng cho biết phương án thi tuyển sinh lớp 10 được xây dựng trên các nguyên tắc là không gây áp lực, tốn kém, trên tinh thần gọn nhẹ, giảm áp lực cho học sinh, phụ huynh và xã hội. Hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu của chương trình mới về phẩm chất, năng lực học sinh. Điều này nhằm giúp các em có đầy đủ phông nền về phẩm chất, năng lực đảm bảo giữa các môn học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội với những môn ngoại ngữ, tin học, khoa học – công nghệ… Phương thức tuyển sinh phải gắn kết được với quá trình kiểm tra, đánh giá trên lớp. Môn nào nằm trong chương trình, được đánh giá, cho điểm, thì hoàn toàn có thể được sử dụng để kiểm tra, đánh giá trong các kỳ thi.

Như vậy, hiện tại quyết định cuối cùng vẫn chưa có. Rất nhiều ý kiến đồng thuận và bất thuận trước dự thảo. Rõ ràng, bài toán về phương án thi tuyển sinh lớp 10 không phải dễ có lời giải.

Cn chú ý đến đc trưng vic dy hc ca chương trình 2018

Để giải bài toán này, theo chúng tôi, cần dựa vào các nhân tố, điều kiện là tình hình thực tiễn của từng địa phương và nhất là đặc trưng của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chương trình mới với mục tiêu trọng tâm là phát triển phẩm chất và năng lực, song song với đó là phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho từng cá nhân học sinh. Theo đó, chương trình chia làm 2 giai đoạn: giáo dục cơ bản (tiểu học và THCS) và định hướng nghề nghiệp (THPT). Mục tiêu giáo dục và sự phân chia làm 2 giai đoạn chính là hiện thực hóa mục tiêu giáo dục của Đảng, được xác định tại Nghị quyết số 29/NQ-TW, đó là: “Bảo đảm cho học sinh có trình độ THCS (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau THCS; THPT phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng”.

Như vậy, để đạt được kiến thức cơ bản, ở bậc THCS, học sinh phải học các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc. Vì thế, nhà trường, giáo viên và học sinh cần phải chú trọng đến tất cả các môn học, không coi trọng môn này và xem nhẹ môn kia. Đây là điều kiện để xem các môn học là quan trọng ngang nhau, đều có thể đưa vào thi tuyển sinh lớp 10. Công bằng các môn như thế sẽ giúp nhà trường dạy đều hơn, học sinh được trang bị kiến thức nền đầy đủ hơn. Nó tránh được tình trạng “thi gì học nấy”, để rồi chỉ tập trung học các môn thi, xem nhẹ các môn khác.

Với chương trình cũ 2006, học sinh có thể bị hổng kiến thức ở THCS và sẽ được bù đắp ở THPT, vì các môn học cơ bản được học lại. Còn với chương trình mới 2018, lên lớp 10 (cả bậc THPT) học sinh sẽ học theo lựa chọn tổ hợp môn. Như vậy có nhiều môn học học sinh sẽ không được học lại nếu trong tổ hợp môn lựa chọn không có. Và rõ ràng, học sinh sẽ bị thiếu hụt kiến thức nền trầm trọng. Ví dụ với môn hóa học và sinh học (hiện nay rất ít học sinh lớp 10 lựa chọn tổ hợp có các môn này, nhất là môn sinh học), nếu ở THCS chỉ học theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”, thì kiến thức của các em sau này ra đời về sinh học và hóa học là vô cùng khiếm khuyết.

Trn Ngc Tun

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)