Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Lựa chọn văn bản đáp ứng định hướng tích hợp

Tạp Chí Giáo Dục

Quan đim và k thut dy hc tích hp đã đưc áp dng phù hp đ xây dng chương trình, biên son sách giáo khoa (SGK) tiếng Vit cho bc tiu hc, ng văn cho bc THCS và THPT hin hành.

Hc sinh THCS hc môn văn qua hot đng sân khu hóa (nh minh ha). Ảnh: N.Quang

Sự tích hợp nội môn trong môn ngữ văn có gốc rễ từ mối quan hệ mật thiết và hệ thống giữa kiến thức và kỹ năng của hai lĩnh vực văn học, ngôn ngữ. Nó giúp cho quá trình phát triển năng lực giao tiếp và năng lực thẩm mỹ của học sinh diễn ra thuận lợi, hiệu quả hơn.

Vấn đề tích hợp nội môn được biểu hiện đầu tiên ở việc hiện nay các lĩnh vực kiến thức và kỹ năng có liên quan được tích hợp vào một cuốn SGK Ngữ văn. Đồng thời khi gắn với định hướng tích hợp nội môn, tri thức trong các văn bản (VB) có thể được sử dụng như những ngữ liệu để dạy học tiếng Việt, làm văn. Trong SGK Ngữ văn hiện hành, các VB dạy học đọc hiểu thường trở thành ngữ liệu để dạy làm văn tự sự và miêu tả. Một số văn bản thơ trung đại trong SGK Ngữ văn lớp 11 cũng đã được sử dụng làm ngữ liệu trong một số bài học về tiếng Việt, làm văn. Chẳng hạn bài phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận đã khai thác ngữ liệu từ VB Tự tình 2 (Hồ Xuân Hương) và Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến). VB Tự tình 2 còn được sử dụng làm ngữ liệu trong hai bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân và Ngữ cảnh. VB Câu cá mùa thu trở thành ví dụ minh họa trong bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng. VB Thương vợ (Trần Tế Xương) cũng được khai thác sâu hơn từ góc độ sử dụng từ ngữ khi được sử dụng trong bài Thực hành về thành ngữ, điển cố. Tuy nhiên, dù đánh giá tích hợp nội môn là một bước đi dài của SGK và chương trình nhưng vẫn có nhận định đánh giá “nguyên tắc tích hợp trong SGK Ngữ văn còn có những hạn chế, nhiều bài chưa nhuần nhuyễn, còn gượng ép”. Bên cạnh đó, chương trình và SGK hiện hành vẫn chưa được xây dựng hướng đến năng lực, do đó tích hợp nội môn đôi khi còn ở mức độ đơn giản và chưa rõ ràng.

Cùng với quá trình tích hợp nội môn, bản thân môn ngữ văn cũng phải tham gia vào quá trình tích hợp liên môn. So với VB văn học, VB thông tin, VB nghị luận có tiềm năng lớn hơn trong việc dạy học tích hợp liên môn. Thế nhưng, số lượng của hai loại VB này vẫn còn ít ỏi. Đặt ra vấn đề tích hợp liên môn với đặc thù bộ môn ngữ văn là điều không đơn giản vì rất khó tìm ra mối liên thông với nhau và có thể tham chiếu lẫn nhau ở từng bậc học, lớp học giữa các kiến thức chuyên biệt thuộc môn này với các môn khác. Nhưng khi khảo sát chúng tôi nhận thấy vài VB có khả năng tích hợp liên môn. Có thể dẫn ra một số minh họa cụ thể sau: Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng (lớp 8) có thể mở rộng liên hệ, tích hợp đa môn với nội dung kiến thức trong SGK Lịch sử 8 bài Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. VB Thánh Gióng và Sơn Tinh, Thủy Tinh (lớp 6) ít nhiều liên quan đến kiến thức Lịch sử Thời đại dựng nước (chương 2). Từ đó có thể thấy nhiều hạn chế trong vấn đề tích hợp liên môn đặt ra với môn ngữ văn ở chương trình hiện hành. Bên cạnh việc thiếu số lượng VB thông tin và VB nghị luận cũng như chưa đa dạng hóa nội dung của kiểu bài VB thông tin, vấn đề đánh giá tiềm năng tích hợp liên môn của hệ thống VB trong SGK cũng chưa được quan tâm đúng mức.

Theo định hướng của chương trình mới, tích hợp vẫn là một yêu cầu quan trọng. Xét trên phương diện nội dung dạy học, dạy học tích hợp đòi hỏi giáo viên trước hết phải thấy được mối liên hệ và sự tác động qua lại giữa các năng lực nội môn (đọc, viết, nói và nghe). Có ý kiến đề nghị, thay vì lấy kiến thức văn học, tiếng Việt, tập làm văn làm nội dung chính, cấu trúc của chương trình mới phải được xây dựng dựa trên các trụ cột chính tương ứng với các năng lực giao tiếp. Chương trình phải thiết kế được các nội dung dạy học cốt lõi gồm 2 phần chính kiến thức văn học và ngữ liệu là những VB thuộc các kiểu khác nhau. Việc dạy học một tác phẩm văn học, một kiến thức về tiếng Việt… nhằm mục đích chủ yếu không phải là để học sinh “biết gì” về tác phẩm hay kiến thức đó mà là giúp các em “làm được gì” từ những điều học được. Do vậy, chương trình mới sẽ không có bài học riêng về tiếng Việt cũng như không có bài riêng về kiến thức văn học.

Không chỉ tích hợp nội môn, trong khi dạy giáo viên còn phải biết tận dụng các cơ hội để lồng ghép vào giờ học những yêu cầu giáo dục liên môn (lịch sử, GDCD, địa lý, nghệ thuật) và những nội dung giáo dục ưu tiên xuyên suốt toàn chương trình giáo dục phổ thông như chủ quyền biển đảo, hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hóa, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, giáo dục tài chính… 

Để đạt được tiêu chí phù hợp với mục tiêu cụ thể của bài học, việc lựa chọn VB cần gắn với một số yêu cầu như đa dạng hóa kiểu loại VB, đặc biệt là các VB thông tin. Tuy số lượng VB văn học vượt trội VB thông tin nhưng không có sự vượt trội đặc biệt, chúng tăng theo từng khối lớp trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Hơn thế, học sinh trong giai đoạn này vốn rất cần hệ thống VB thông tin đa dạng về lĩnh vực nhằm tăng cường kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho các em. Ngoài ra, có thể sử dụng hệ thống VB bổ sung đa dạng về lĩnh vực để tăng tính tích hợp trong việc dạy học đọc hiểu các VB được học chính thức. Dù việc lựa chọn VB phù hợp với định hướng tích hợp trong bộ môn ngữ văn thì mục đích cuối cùng của dạy học vẫn chính là dành thời gian cho học sinh được đọc kỹ VB, qua đó có cơ hội rèn luyện hiệu quả năng lực giao tiếp.

Nguyn Phưc Bo Khôi
(Khoa Ng văn, Trưng ĐH Sư phm TP.HCM)

 

Bình luận (0)