Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Lừa đảo trực tuyến: Người dân phải tự đề kháng để phòng ngừa

Tạp Chí Giáo Dục

Anh Công Minh (giáo viên THPT ti TP.HCM) cho biết, ngày 25-8 va qua là ngày ch nht nhưng có mt s đin thoi l (0523979760) gi cho anh. Đi tưng t xưng là nhân viên bo him xã hi và yêu cu anh ti Bo him Xã hi qun 1 đng b d liu CCCD, cp nht thông tin trên ng dng VssID – BHXH s. Anh Minh hi li: “Hôm nay ch nht, cơ quan Nhà nưc cũng làm vic sao?” thì đi tưng cúp máy…

Fanpage mạo danh cuộc thi viết thư quốc tế UPU để lừa đảo học sinh, phụ huynh

Những người sáng suốt như anh Minh không nhiều nên thời gian qua với chiêu trò này các đối tượng lừa đảo đã lấy đi không ít tài sản của  người dân… Và đây chỉ là một trong 1.001 kiểu lừa đảo trực tuyến hiện nay.

Đ kiu la đo trc tuyến

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa phát đi thông báo, thời gian gần đây xuất hiện đối tượng lừa đảo mạo danh NHNN, giả mạo giao diện hòm thư điện tử (email) của NHNN để gửi thông tin dẫn dụ người dân, khách hàng bấm vào đường link lừa đảo cập nhật thông tin sinh trắc học cho giao dịch ngân hàng.

Để tạo sự tin tưởng của khách hàng nhận thư, đối tượng lừa đảo đã trích dẫn một số quy định tại Quyết định số 2345/QĐ-NHNN ngày 18-12-2023 của NHNN về việc triển khai các giải pháp, an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến, thanh toán thẻ ngân hàng và yêu cầu người nhận thư cập nhật thông tin sinh trắc học theo đường link lừa đảo có trong email.

Cụ thể, hòm thư điện tử giả mạo có địa chỉ “no-reply@sbvgov.site” gửi thông tin lừa đảo kèm 2 đường link: cập nhật thông tin sinh trắc học; toàn văn Quyết định số 2345/QĐ-NHNN.

NHNN khẳng định, đây là hành vi mạo danh NHNN lừa người nhận thư thực hiện theo yêu cầu của kẻ lừa đảo để thu thập thông tin khách hàng. Cụ thể, bằng cách dẫn dụ khách hàng nhận thư bấm vào đường link giả mạo để tải và cài đặt ứng dụng thu thập thông tin sinh trắc học nhưng thực chất là tải về tệp (file) có chứa mã độc, phần mềm gián điệp, khai thác thông tin của khách hàng để chiếm quyền kiểm soát thiết bị cá nhân, tài khoản ngân hàng của khách hàng hoặc đánh cắp thông tin, dữ liệu nạn nhân để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật.

Hiện nay, NHNN chỉ cung cấp thông tin đến công chúng chính thức qua Cổng thông tin điện tử NHNN tại địa chỉ (https://www.sbv.gov.vn). NHNN không gửi thư email trực tiếp đến khách hàng của tổ chức tín dụng đề nghị cập nhật thông tin sinh trắc học.

Trước đó, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam  cũng cảnh báo, với thủ đoạn lập Fanpage mạo danh cuộc thi viết thư quốc tế UPU để đăng thông tin về cuộc thi giả mạo và hứa hẹn giải thưởng hấp dẫn, kẻ lừa đảo dẫn dụ học sinh, phụ huynh đăng ký nhằm đánh cắp thông tin và tài sản.

Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cho biết, cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2024 tại Việt Nam đã kết thúc.

Trang Fanpage chính thức của cuộc thi tại Việt Nam chỉ có duy nhất địa chỉ: “Facebook.com/cuocthivietthuupuvietna” và các hoạt động trên trang này được quản lý bởi Ban tổ chức gồm Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ GD-ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng, cùng Bưu điện Việt Nam.

Loi b tài khon o, sim rác

Đây là các giải pháp đang được ngành chức năng áp dụng để ngăn chặn vấn nạn lừa đảo trực tuyến.

Mới đây, trong phiên trả lời chất vấn việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề đối với lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; Thượng tướng Lương Tam Quang – Bộ trưởng Bộ Công an – cho biết, vấn đề tội phạm mạng, tội phạm sử dụng công nghệ cao không chỉ riêng ở Việt Nam. Đây là một trong những thách thức an ninh phi truyền thống mà các nước trên thế giới đều phải đối mặt. Hiện nay, Liên hợp quốc đang đề xuất Hiệp định tội phạm mạng quốc tế của Liên hợp quốc, sẽ ký kết trong thời gian tới và Bộ Công an Việt Nam sẽ là một trong những thành viên tham gia ký kết hiệp định này.

Ông Quang nhấn mạnh: “Loại tội phạm này có 3 đặc điểm dẫn đến khó phát hiện, xử lý. Đó là: không biên giới, tính ẩn danh cao, trình độ công nghệ cao. Hầu hết đời thực có cái gì thì trên mạng có cái đó, thậm chí đời thực chỉ có một nhưng trên mạng có thể nhân lên nhiều lần. Do vậy, giải pháp đấu tranh với loại tội phạm này cũng phải có tính đặc thù”.

Về giải pháp của lực lượng công an đã và đang thực hiện, theo ông Quang, ngoài những giải pháp như hoàn thiện hành lang pháp lý; tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân; điều tra, xử lý nghiêm tội phạm… còn có các giải pháp trọng tâm, như: Đẩy mạnh ứng dụng tài khoản định danh điện tử của công dân, đây được xem là “căn cước trên không gian mạng” để xác thực danh tính khi tham gia các hoạt động phục vụ quản lý Nhà nước, hạn chế tình trạng nặc danh, lừa đảo.

Phải ứng dụng, kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để kịp thời xác thực thông tin, làm sạch tài khoản của ngân hàng, loại bỏ những tài khoản ảo, làm sạch tài khoản thuê bao di động, loại bỏ sim rác, qua đó hạn chế tội phạm sử dụng công nghệ cao, nhất là tội phạm lừa đảo.

Bộ Công an cũng đang củng cố, nâng cao tiềm lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. Bộ Công an đã bố trí lực lượng an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao tại công an 63 tỉnh, thành – đây là lực lượng chủ công cùng các lực lượng khác của Bộ Công an được nâng cao kỹ năng, phương tiện để đấu tranh với tội phạm sử dụng công nghệ cao theo hệ đối tượng đấu tranh của mình.

Ông Quang cho rằng, việc giải quyết tội phạm này còn là vấn đề lâu dài, là trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, của cả hệ thống chính trị, nhưng nếu thực hiện tốt các giải pháp đột phá nêu trên thì sẽ tạo được chuyển biến tích cực trong thời gian tới.

“Người dân nâng cao ý thức cảnh giác, tự quản, tự phòng, tự đề kháng để phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong đó, đề cao cảnh giác khi nhận các cuộc điện thoại của người lạ; thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các tài khoản mạng xã hội; không cung cấp những thông tin cá nhân, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng cho bất kỳ đối tượng nào khi chưa biết rõ nhân thân và lai lịch của người đó; thận trọng rà soát và kiểm tra kỹ thông tin khi thực hiện các giao dịch điện tử và giao dịch trực tuyến. Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo cho cơ quan công an nơi gần nhất để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết”, ông Quang khuyến cáo.

Thùy Linh

Bình luận (0)