Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Lúa, gạo tăng giá: Kẻ cười, người khóc

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Hơn mt tháng nay, sau khi n Đ ngng xut khu go, giá lúa go trong nưc bt đu tăng, nht là giá lúa tăng theo… gi. Giá lúa, go tăng thì thu nhp ca ngưi trng lúa cũng tăng; giá tr xut khu go ca nưc ta cũng tăng. Tuy nhiên, giá go tăng cũng nh hưng không nh đến đi sng ngưi dân, nht là nhng ngưi nghèo phi chy ăn tng ba…


Các doanh nghip xut khu go gp khó khăn khi giá lúa tăng mi ngày

Nông dân đưc mùa, đưc c giá

Cả đời vất vả với cây lúa, chưa vụ mùa nào anh Lê Văn Sĩ (huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ) lại thấy thành công như vụ hè thu này, không chỉ được mùa mà còn được cả giá. Anh Sĩ phấn khởi chia sẻ: “Vụ hè thu 2023, tôi trồng 2ha lúa OM 18, đạt năng suất hơn 1 tấn/ha. Chưa  năm nào sản xuất vụ hè thu mà lúa có giá như năm nay. Lúa vừa trổ bông đã có thương lái đến đặt tiền cọc, giá cao hơn vụ hè thu năm 2022 tới 2 ngàn đồng/kg. Bên cạnh đó giá nhiều loại phân bón đã hạ nhiệt. Chi phí sản xuất giảm, bà con làm ruộng rất phấn khởi vì có lãi lớn, ước trên 30 triệu đồng/ha. Tôi mong vụ thu đông và đông xuân tới, giá lúa tiếp tục ổn định, góp phần nâng cao đời sống và thu nhập cho người nông dân”.

Ông Trần Thanh Tâm – Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt tỉnh Đồng Tháp – cũng cho biết, nông dân trong tỉnh đang ráo riết thu hoạch vụ hè thu, đến thời điểm này đã thu hoạch hơn 117.500ha trên tổng số 185.600ha gieo trồng. Sản lượng thu hoạch ước 779.000 tấn, năng suất bình quân 66,3 tạ/ha, cao hơn so với cùng kỳ khoảng 2,1 tạ/ha.

“Hiện nông dân đã bắt đầu xuống giống vụ thu đông, còn lại hai huyện Thanh Bình, Tam Nông bà con đang ráo riết thu hoạch cuối vụ để nhanh xuống giống vụ lúa mới”, ông Tâm cho biết thêm.

Ngày 15-8, tại huyện Trần Văn Thời – nơi được xem là vựa lúa của tỉnh Cà Mau, với gần 29.000ha lúa hè thu, thương lái trong và ngoài tỉnh tìm đến tận ruộng đặt cọc mua lúa tươi các giống: OM 5451, OM 18, Ðài Thơm 8, OM 576 với giá từ 7.500-7.800 đồng/kg, tăng khoảng 2.000 đồng/kg so với vụ hè thu năm trước. 

Vụ lúa thu đông này, nông dân tỉnh Hậu Giang xuống giống gần 25.000ha, tăng gần 500ha so với kế hoạch. Vào thời điểm này, mặc dù mới có hơn 5.500ha lúa ở giai đoạn đòng trổ, diện tích còn lại đang ở giai đoạn mạ và đẻ nhánh tuy nhiên những ngày qua thương lái đã vào tận ruộng đặt cọc sớm với giá rất cao từ hơn 7.000-7.900 đồng/kg lúa tươi…

Theo ghi nhận của phóng viên, hiện giá lúa tươi tại ĐBSCL dao động từ 6.900-7.700 đồng/kg tùy loại. Giá vật tư nông nghiệp trên thị trường như URE, DAP, NPK và kali – so với đầu vụ giảm khoảng 200.000-300.000 đồng/bao. Do đó, vụ lúa thu đông năm nay của bà con miền Tây hứa hẹn sẽ là một vụ mùa bội thu, lợi nhuận cao.

Vt vã “chy theo” giá go

Giá lúa tăng giúp nông dân cải thiện cuộc sống, có động lực để giữ đất sản xuất lúa, chủ động hơn trong đầu tư giống lúa, phân thuốc cho các vụ mùa sau. Còn với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, việc giá gạo xuất khẩu liên tục tăng là cơ hội mở rộng thị trường, xây dựng uy tín và thương hiệu, nhất là các doanh nghiệp có liên kết với nông dân, có vùng nguyên liệu riêng. Ngược lại, với những doanh nghiệp xuất khẩu nhưng không có liên kết, không có vùng nguyên liệu thì rất bất lợi vì phải thu mua lúa với giá đắt theo thị trường.

Không chỉ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo chưa được chuyên nghiệp gặp khó khăn khi giá lúa tăng mà ngay cả các tiểu thương kinh doanh gạo cũng bị ảnh hưởng. Anh Huỳnh Hữu Thiện (chủ tiệm  gạo Thiện Nhân tại quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) cho biết: “Hiện giá gạo ST là 22.000 đồng/kg; gạo một bụi (loại gạo được nhiều người mua nhất) là 17.000 đồng/kg. Loại gạo dùng để chế biến, làm bún, bánh phở, bánh canh, các loại bột có giá thấp nhất cũng là 16.500 đồng/kg… Trong tình hình giá gạo hầu như tăng từng ngày, chúng tôi phải liên tục điều chỉnh tăng giá bán lẻ khiến việc buôn bán khó khăn. Vừa bán ra xong giá thu mua vào đã cao hơn…”.

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề xuất khẩu gạo và an ninh lương thực, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, cách đây 10 năm, quy mô đất lúa nước ta khoảng trên 4 triệu ha. Hiện tại theo số liệu thống kê đất lúa còn 3,93 triệu ha. Theo Nghị quyết Quốc hội và Nghị quyết của Chính phủ là sử dụng linh hoạt 5 triệu ha đất lúa. Vì vậy, các địa phương trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội cố gắng giữ gìn quỹ đất lúa, cân nhắc khi chuyển đổi đất trồng lúa bởi còn nhiều hệ lụy ảnh hưởng phía sau như về sản lượng lúa, người nông dân sống dựa trên đất lúa; chuỗi ngành hàng, doanh nghiệp chế biến, dịch vụ thương mại, những con người ở phía sau chuỗi ngành hàng đó…

Về giải pháp đảm bảo an ninh lương thực, ông Hoan cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã sớm có báo cáo với Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng cũng đã ký Chỉ thị số 24/CT-TTg về việc đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững trong giai đoạn hiện nay.

Ông Hoan tin tưởng, nếu không có biến động thì Việt Nam sẽ không gặp vấn đề gì trong việc xuất khẩu 7-8 triệu tấn gạo. Tuy nhiên, khoảng 20% diện tích lúa ở đồng bằng sông Cửu Long nằm trong liên kết và còn tới 80% diện tích ngoài liên kết. Ngoài ra, giá lúa chịu quy luật cung cầu. Tại Việt Nam giá lúa gạo còn chịu nhiều vấn đề khác như đặt cọc, thỏa thuận mua bán, mùa vụ…

T.B

Giá gạo “nhảy múa” mỗi ngày cũng khiến những người bán quán ăn lao đao. Ông Trần Đông Dương (chủ quán cơm bình dân A Bảo, đường Trần Việt Châu, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) tâm tư: “Mỗi ngày quán sử dụng hơn 12kg gạo. Giá gạo tăng, thịt cá, rau củ quả cũng tăng theo. Quán của tôi chủ yếu bán cho các em sinh viên, thợ hồ, công nhân, người bán vé số nên vẫn giữ giá 20.000-25.000 đồng/phần. Cũng nhờ quán bán tại nhà, không phải trả tiền thuê mặt bằng; việc nấu ăn, phục vụ đều do gia đình làm nên chúng tôi cầm cự được. Hiện nay chủ yếu là lấy công làm lãi, bán để giữ khách là chính…”. 

Có thể nói, giá gạo tăng, khổ nhất vẫn là những người phải chạy ăn từng bữa. Chị Bé Sáu là một ví dụ điển hình. Từ Cà Mau, chị lên TP.Cần Thơ bán vé số để nuôi con đang học tại Trường ĐH Cần Thơ. Tất cả các khoản chi tiêu từ tiền học của con, tiền phòng trọ, tiền ăn của hai mẹ con đều trông chờ hết vào tiền hoa hồng bán vé số. Hôm nào trời nắng đẹp, bán hết vé số, hoa hồng còn kha khá. Chứ những ngày mưa gió, ế chỏng chơ, đi cả ngày cũng chỉ kiếm được khoảng 100.000 đồng tiền lời. Trong khi đó giá gạo thì cứ tăng theo ngày, rồi kéo theo giá các mặt hàng thực phẩm thiết yếu khác cũng tăng khiến cuộc sống của mẹ con chị vốn khó khăn lại càng khó khăn.

NGND.GS.TS Võ Tòng Xuân – chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp Việt Nam – cho rằng, trong bối cảnh lương thực thế giới đang bị khủng hoảng, giá lúa gạo Việt Nam đương nhiên tăng theo quy luật cung – cầu của thị trường. Gần 70% dân Việt Nam sống bằng kinh tế nông nghiệp, giá lúa gạo tăng giúp đời sống người nông dân cải thiện nhưng gạo là thực phẩm chính của người Việt, giá gạo tăng sẽ ảnh hưởng đến bữa cơm, đời sống của hơn 30% người dân còn lại, đặc biệt là viên chức, công nhân, người lao động.

Đan Thơ

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)