Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Lúa hữu cơ nảy mầm trên “chảo lửa, túi bom”

Tạp Chí Giáo Dục

50 năm sau ngày hòa bình, vùng đt đưc ví là “cho la, túi bom” Qung Tr đã đưc nhng ngưi nông dân ph xanh bng nhng cánh đng lúa hu cơ. Ht lúa đưc sn xut theo tiêu chí “3 gim, 3 tăng” giúp ngưi dân phát trin kinh tế bn vng và hơn thế là đưc dùng sn phm sch do chính tay mình làm ra đ đm bo sc khe…


Ngưi dân Qung Tr sn xut lúa hu cơ theo phương châm “3 gim, 3 tăng”

Nông dân phn khi

Tròn 78 tuổi, ông Lê Văn Hảo là một trong những nông dân tiên phong trồng lúa theo hướng hữu cơ ở HTX Lâm Cao (xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) với diện tích khoảng 1,3 mẫu. Ông Hảo phấn khởi nói: “Cả đời làm nông, đây là lần đầu tiên tôi được ứng dụng công nghệ vào trồng lúa hữu cơ. Nhiều thứ còn lạ lẫm nhưng ngẫm lại rất gần gũi với nông nghiệp truyền thống. Gần từ việc làm cỏ, tháo nước cho đến đi cấy mạ theo lối theo hàng… Nôm na là chúng tôi đang bắt đầu những bước đầu tiên làm nông nghiệp truyền thống theo khoa học để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng”.

Là Giám đốc HTX nông nghiệp, ông Hảo ngoài tuyên truyền, vận động bà con tham gia, ông còn đi trước, làm đầu để bà con thấy được hiệu quả của trồng lúa hữu cơ. Ông Hảo bảo, việc ký kết hỗ trợ quá trình chăm sóc và bao tiêu sản phẩm từ phía Công ty CP Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị giúp người dân an tâm hơn trong quá trình sản xuất. “Tôi bây giờ chỉ việc cày đất, tháo nước, bắt ốc, trỉa dặm… Các khâu còn lại như cấy lúa, theo dõi sức khỏe lúa hàng tuần rồi đến phun dinh dưỡng, bón phân đều được đơn vị ký kết hỗ trợ. Lâu nay ai cũng nghĩ trứng và sữa là các sản phẩm dùng trong bữa ăn hàng ngày nhưng bây giờ chính chúng được dùng để phun cho lúa tôi thấy an tâm hơn khi sử dụng hạt gạo mà chính mình chăm sóc một cách an toàn”.


Ngưi dân thu hoch lúa hu cơ

Bắt đầu làm quen với sản xuất lúa hữu cơ từ năm 2017, nhưng đến năm 2022, những nông dân ở HTX Kim Long (xã Hải Quế, huyện Hải Lăng) mới bắt đầu ký kết chăm sóc lúa theo quy trình và bao tiêu đầu ra và giống lúa được lựa chọn gieo trồng là ST25. Anh Nguyễn Hữu Phước – Giám đốc HTX Kim Long chia sẻ: “Trước đây, nhiều nơi người nông dân sử dụng phân bón hóa học, thuốc diệt cỏ, trừ sâu… Bây giờ làm lúa hữu cơ thì chỉ sử dụng đám cá, gừng tỏi ớt ngâm bia, trứng sữa… để cung cấp dinh dưỡng và phòng trừ sâu bệnh nên cảm giác ăn bữa cơm thấy an tâm hơn rất nhiều. Người nông dân ra đồng cũng không còn nỗi lo nhiễm thuốc trừ sâu bay trong gió nữa, bắt con cá, con ốc bên chân ruộng cũng cảm thấy an toàn. Nhận thấy liên kết sản xuất lúa hữu cơ vừa mang lại lợi ích cho môi trường và sức khỏe người tiêu dùng, mặt khác lợi nhuận kinh tế mang lại đạt từ 6 đến 10 triệu đồng/ha nên bà con phấn khởi. Trước đây, việc tìm đầu ra cho lúa hữu cơ của bà con HTX cũng gặp khá nhiều khó khăn, chuyện thương lái ép giá cũng không hiếm”.

Tr v vi nông nghip

Người dân tham gia canh tác lúa hữu cơ theo quy trình ở Quảng Trị nhắc đến anh Hồ Xuân Hiếu – Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tổng công ty thương mại Quảng Trị như một người bạn đồng hành tin cậy. Ông Hảo nói, được tập huấn về quy trình làm ra hạt lúa hữu cơ mới thấy hết sự cẩn trọng trong từng khâu sản xuất. Lâu nay hai từ hữu cơ được nhắc nhiều nhưng để hiểu cặn kẽ thì không chỉ mắt thấy, tai nghe mà còn phải tự tay làm.

Hơn 3 năm trước, thời điểm dịch Covid-19 còn gây nhiều khó khăn, anh Hồ Xuân Hiếu vẫn mạnh dạn triển khai dự án trồng lúa hữu cơ sau thời gian nghiên cứu kỹ. “Phát triển kinh tế từ nông nghiệp rất khó khăn, nông nghiệp an toàn càng khó nhưng không phải vì thế mà mình chùn bước. Mình làm ra sản phẩm an toàn trước hết là vì mình và bà con nông dân, vì sức khỏe cộng đồng. Đó cũng là động lực để thực hiện”, anh Hiếu nói.

Thay vì canh tác lúa theo cách lấy công làm lãi, sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, anh Hiếu đưa ra quy trình canh tác bằng cách tạo vi sinh vật làm phân bón hữu cơ để kháng sâu bệnh cho cây lúa, làm thuốc trừ sâu bằng thảo dược… “Những khâu làm của chúng tôi tuy không giống truyền thống nhưng mang lại hiệu quả cao. Để hỗ trợ bà con, công ty bao tiêu cả sản phẩm đầu ra. Hạt lúa khi chín được máy cắt thu vào bao đến đầu bờ ruộng là xe của công ty cho lên cân và vận chuyển đến nhà máy sấy, xay xát thành gạo”, anh Hiếu cho biết.


Nhng cánh đng lúa hu cơ trĩu ht đưc chăm bón bng dinh dưng trng, sa

Lúa hữu cơ ST25 được sản xuất theo phương châm “3 giảm, 3 tăng” đó là: giảm phụ thuộc thời tiết, giảm phụ thuộc thương lái và giảm hóa chất độc hại; tăng thu nhập, tăng sức khỏe cho người dân và tăng sản phẩm sạch cho cộng đồng, xã hội. Để hoàn thiện đến cuối cùng quy trình cho ra hạt gạo hữu cơ đúng nghĩa, Công ty CP Tổng công ty Thương mại Quảng Trị đầu tư xây dựng hệ thống dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại gồm nhà máy sấy lúa với công suất 200 tấn/ngày; hệ thống nhà kho, kho gạo thành phẩm, dây chuyền xay xát, đánh bóng gạo, đóng gói sản phẩm… “Toàn bộ hệ thống này đều đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm và thân thiện môi trường”, anh Hồ Xuân Hiếu nói.

Anh H Xuân Hiếu – Ch tch Hi Doanh nhân tr tnh Qung Tr cho biết, d tính đến năm 2025, Qung Tr s đt 1.000ha lúa hu cơ, hơn 3.000ha đt tiêu chun VietGAP và đến năm 2030 con s đó s tăng lên 3.000ha lúa hu cơ và 7.000ha lúa VietGAP. Câu chuyn này còn cn nhiu s h tr, đng thun nhưng ít nhiu đã m ra mt li đi khác – hưng phát trin nông nghip sch và bn vng vì ngưi dân. 

Anh Nguyễn Hữu Phước – Giám đốc HTX Kim Long cho biết: “Mặc dù lúa hữu cơ mang lại nhiều cái được nhưng khó khăn nhất là tư duy của người dân thay đổi từ sản xuất truyền thống sang hữu cơ. Diện tích đồng ruộng còn manh mún, cần có hướng hoán đổi ruộng đất để áp dụng cơ giới hóa, chủ động nguồn nước. Chúng tôi cũng đang tích cực vận động bà con mở rộng diện tích trồng lúa hữu cơ đồng thời đã đề xuất các cấp đầu tư thêm hạ tầng đảm bảo cho việc sản xuất như đường giao thông nội đồng, đê bao, kênh mương… Một vấn đề nữa cũng cần thiết đó là sản xuất lúa hữu cơ cần có sự liên kết để đảm bảo đầu ra mới bền vững”.

Hồ Xuân Hiếu cho biết, dự tính đến năm 2025, Quảng Trị sẽ đạt 1.000ha lúa hữu cơ, hơn 3.000ha đạt tiêu chuẩn VietGAP và đến năm 2030 con số đó sẽ tăng lên 3.000ha lúa hữu cơ và 7.000ha lúa VietGAP. Câu chuyện này còn cần nhiều sự hỗ trợ, đồng thuận nhưng ít nhiều đã mở ra một lối đi khác –  hướng phát triển nông nghiệp sạch và bền vững vì người dân.

Phan L

 

Bình luận (0)