Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Luân Đôn – Thủ đô tương lai của mạng xã hội?

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Luân Đôn hiện là một trong những thành phố “chuộng” các mạng xã hội như Twitter, Facebook và Digg nhất thế giới. Chắc hẳn với lời tuyên bố này, các mạng xã hội sẽ “yêu chiều” thủ đô của xứ sở sương mù nhiều hơn nữa.

Một ca-bin Internet trên đường phố Luân Đôn.

Gần 10% lưu lượng truy cập vào mạng chia sẻ tin tức Digg đến từ Luân Đôn. Với “thành tích” đó, Luân Đôn nghiễm nhiên trở thành thành phố “tích cực” hàng đầu thế giới của Digg. Phát ngôn viên của mạng xã hội này nói “nước Anh là quốc gia có nhiều khách hàng thứ 2 của chúng tôi, chỉ sau Mỹ mà thôi”.

Không chỉ vậy, Luân Đôn còn tự hào khi sở hữu số lượng thành viên đông đảo nhất tham gia mạng xã hội Facebook.

Tháng trước, Evan Williams, giám đốc điều hành và là đồng sáng lập “tiểu blog” Twitter, cũng tuyên bố Luân Đôn là thành phố sử dụng “tích cực” hàng đầu dịch vụ mạng xã hội miễn phí này. Trên chương trình Newsnight của đài BBC, Evan cho biết, “chúng tôi nhận thấy nước Anh hiện là nơi đang “bùng nổ” dành cho chúng tôi. Luân Đôn là thành phố sử dụng Twitter hàng đầu”.

Tất cả các mạng xã hội này đều gặt hái được thành công lớn tại Anh. Quốc gia này chỉ đứng sau Mỹ về lượng truy cập.

Robin Hamman, chuyên gia truyền thông của công ty tư vấn doanh nghiệp xã hội Headshift cho biết, ông không hề ngạc nhiên trước “tình yêu” cuồng nhiệt của Luân Đôn với các mạng xã hội.

“Người dân Luân Đôn đang rất nổi tiếng trong việc duy trì một khoảng cách lịch sự khi họ giao dịch với nhau. Điều này dễ dàng hơn so với việc di chuyển trong một thành phố có 7,5 triệu dân. Hãy tưởng tượng xem bạn phải chào hỏi và tán gẫu với tất cả mọi người bạn gặp – điều đó thật quá sức”.

Ông bình luận thêm: “Tôi không hề ngạc nhiên trước việc người Luân Đôn đang tận dụng mạng xã hội. Nó mang lại cơ hội để làm những việc mà người ở các thành phố và thị trấn nhỏ hơn thường e ngại. Bạn có thể trao đổi với những người lạ mà không phải lo lắng quá nhiều về việc đi quá giới hạn cá nhân”.

Tuy nhiên, ông Hamman cũng nghĩ rằng sự thật của vấn đề có thể chỉ là Luân Đôn là một thành phố tương đối trẻ, giàu có và sở hữu một lực lượng lao động có trình độ cao trong việc kết nối Internet. Luân Đôn cũng là trung tâm xã hội, kinh doanh và truyền thông toàn cầu. Điều đó có nghĩa là dân số của Luân Đôn có nhiều khả năng tham gia vào các hoạt động mạng xã hội hơn các thành phố lớn tương tự khác.

Võ Hiền (Theo Dantri)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)