Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Luật Giáo dục đại học: Tự chủ nhưng có được tự quyết?

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Từng có thời gian giảng dạy tại trường ĐH Y dược TP. Hồ Chí Minh, Phó Giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan cho rằng: Luật Giáo dục đại học đang được trình kỳ họp thứ hai, QH khoá XIII có khá nhiều điểm cần phải được xem xét, cân nhắc kỹ và trên hết, luật vẫn còn chung chung.

ĐBQH Phong Lan 

Nếu đưa ra một đánh giá chung nhất về dự thảo Luật Giáo dục đại học đang được trình QH, bà sẽ có ý kiến gì?

Nói một cách khái quát nhất thì luật này đã qui định chi tiết hơn về một số vấn đề nhưng tôi thấy vẫn còn chung chung. Tôi thì quan tâm nhất đến điều khoản về sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường đại học.

Tự chủ ở đây là như thế nào? Nếu tự chủ mà không được quyết về mặt tài chính thì rất khó, mà kinh tế quyết định tất cả. Nhà nước không cấp kinh phí nhưng bộ máy, hệ thống hoạt động vẫn phải theo cơ chế của Nhà nước. Vì thế, cần xem quy chế tự chủ giao cho các trường đại học đến đâu? Rồi còn quy chế để các trường tránh thiên về hướng lợi nhuận hoá quá mức nữa…

Theo như bà vừa đề cập thì có vẻ như các trường đại học công lập khó mà tự chủ được. Vậy theo bà, họ nên làm thế nào?

Sẽ có đặc thù của từng nhà trường. Mỗi trường phải có dự án chi tiết xem mình phải làm thế nào? Còn các cơ quan nhà nước thì thẩm định xem có gì trái với pháp luật không. Chẳng hạn tự chủ về tài chính tức là tôi bảo đảm lương theo mức tối thiểu được quy định. Nếu cân đối được thì tôi có toàn quyền lựa chọn mức chi. Đối với trường công lập do ngân sách rót tiền thì không phải trao ngân sách để muốn làm gì thì làm. Cốt yếu là sinh viên của trường đào tạo ra đáp ứng được số lượng và yêu cầu của xã hội. Vì thế, theo tôi, cái cần thiết là tập trung trí tuệ để xây dựng trường thành cơ sở đào tạo có uy tín, bằng cấp có chất lượng thật sự, sinh viên ra trường có việc làm ngay – đó mới chính là thước đo. Việc này tuy nhiên cũng cần có lộ trình chứ ngay một lúc mà chuyển đổi thì cũng chưa thể được. Đó là chưa kể có một số trường nói tự chủ vậy thôi nhưng nếu được bao cấp vẫn đồng ý.

Nói chung, từ chuyện đào tạo, tuyển dụng, phân bổ ngân sách như thế nào đối với trường công không phải một mình hiệu trưởng quyết định mà được. Luật Giáo dục đại học đang được trình QH xem xét đặt ra cả một bộ máy: nào hội đồng trường, công đoàn, thanh niên – rất cồng kềnh nhưng cuối cùng là để quyết vấn đề gì? Luật còn quy định chi tiết một số điểm, nhưng thiếu thực tế, chẳng hạn như quy định: hiệu trưởng phải có 5 năm từng lãnh đạo khoa, phòng mà thực tế thì làm lãnh đạo khoa, phòng 5-15 năm chưa chắc lên được hiệu trưởng.

Luật có quy định cụ thể về việc đào tạo tiến sĩ, vậy nếu thực hiện như luật thì chất lượng liệu có được nâng lên?

Trong luật quy định rằng đào tạo tiến sĩ chỉ có ở hệ chính quy. Nhưng, theo tôi, không phải vì bằng cấp tại chức, chuyên tu của một số người có vấn đề mà chúng ta đặt lại toàn bộ chuyện đào tạo tiến sĩ. Vấn đề là chúng ta cần có sự kiểm định chất lượng, đánh giá đầu vào một cách nghiêm túc.

Theo H.Mai

(đaiđoanket)


Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)