Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Luật Nhà giáo, cần sớm ban hành

Tạp Chí Giáo Dục

Trong năm va qua, B GD-ĐT đã đ xut xây dng Lut Nhà giáo. Đây là thông tin đưc giáo gii cc quan tâm, ch đi, mong mi Lut Nhà giáo sm đưc ban hành, to cơ s pháp lut cht ch và toàn din đ bo v quyn, li ích hp pháp, chính đáng ca giáo viên.


Lut Nhà giáo đưc ban hành không nhng đáp ng đưc s k vng ca đi ngũ nhà giáo mà còn góp phn to ln trong vic phát trin s nghip giáo dc nưc nhà trưc tình hình mi (nh minh ha). Ảnh: Anh Khôi

Theo kế hoạch, Bộ GD-ĐT sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5-2024) và thông qua tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10-2024).

H thng pháp lut hin hành v nhà giáo

Hiến pháp năm 2013 của nước CHXHCN Việt Nam đã xác định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” (Điều 61). Trong đó, yếu tố quyết định chất lượng giáo dục là đội ngũ nhà giáo. Theo Bộ GD-ĐT, biên chế sự nghiệp của hơn 1,6 triệu lao động ngành giáo dục chiếm khoảng 70% tổng biên chế sự nghiệp của cả nước. Đây là lực lượng đông đảo nhất trong tổng số công chức, viên chức của tất cả các ngành, lĩnh vực, có vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước.

Cũng theo thống kê của Bộ GD-ĐT, trong  hơn 10 năm gần đây, các cơ quan hữu trách các cấp đã ban hành gần 200 văn bản quy định trực tiếp hoặc liên quan đến đội ngũ nhà giáo. Tuy nhiên, qua thực tế thi hành, hệ thống pháp luật về nhà giáo hiện hành chưa hoàn toàn phù hợp với tính chất nghề nghiệp của nhà giáo khi được áp dụng chung với viên chức của các ngành, lĩnh vực khác, từ đó chưa đáp ứng được đặc trưng cơ bản của nhà giáo và nghề dạy học. Cạnh đó, cũng còn nhiều vướng mắc trong việc thực hiện, tuyển dụng, bố trí, điều động giáo viên tại các địa phương, cơ sở giáo dục; việc thực hiện tinh giản biên chế ngành giáo dục theo yêu cầu chung một cách cơ học cũng không thuận lợi vì đặc điểm nghề nghiệp của nhà giáo là dạy học và giáo dục theo chuyên môn từng môn học, cấp học; chính sách tiền lương còn nhiều bất cập, các chế độ đãi ngộ, tôn vinh, khen thưởng đối với nhà giáo cũng cần có các quy định riêng, tương xứng hơn nữa với vị thế và đặc thù lao động của nhà giáo, tạo động lực để nhà giáo gắn bó với nghề.

Tựu trung, hệ thống pháp luật hiện tại quy định về nhà giáo thì không ít, nhưng qua thời gian thi hành đã phát sinh, tồn tại nhiều vấn đề bất cập.

S cn thiết ca Lut Nhà giáo trong tình hình mi

Nhìn tổng thể, cho đến nay, chưa có một định nghĩa đầy đủ và minh xác về nhà giáo và hoạt động đặc thù của nhà giáo. Mặc dù đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới đội ngũ giáo viên trên cả nước, nhưng lại chưa có một luật chuyên ngành về nhà giáo. Với tính chất quan trọng và sự cần thiết của Luật Nhà giáo, Bộ GD-ĐT đã đề xuất, tham mưu với các cấp lộ trình xây dựng Luật Nhà giáo, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Từ thực tế trên, việc xây dựng Luật Nhà giáo là thực sự cần thiết, nhằm nâng cao vị thế, vai trò của nhà giáo; tạo hành lang pháp lý vững chắc và toàn diện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà giáo; tạo cơ hội cho nhà giáo yên tâm hoạt động nghề nghiệp và có những đóng góp tốt hơn cho ngành, cho đất nước.

Để xây dựng Luật Nhà giáo, bên cạnh việc thực hiện đầy đủ ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan hữu trách của Bộ GD-ĐT cũng cần phải rà soát, đánh giá một cách tổng thể những cơ chế, chính sách liên quan đến nhà giáo đã được ban hành. Trong các phương án xây dựng Luật Nhà giáo được Bộ GD-ĐT đề xuất, hầu hết các ý kiến đều nhất trí với phương án luật quy định áp dụng với nhà giáo nói chung, bao gồm nhà giáo trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; nhà giáo trong các cơ sở giáo dục trực thuộc cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân.

Việc xây dựng Luật Nhà giáo nhằm luật hóa các quan điểm của Đảng và Nhà nước về nhà giáo. Luật này vừa là sự kế thừa, hoàn thiện các quy định về nhà giáo trong Luật Giáo dục, vừa bổ sung, phát triển các quy định của pháp luật hiện hành về nhà giáo; rà soát, sửa đổi, bổ sung những quy định đã phát sinh hạn chế, tồn tại vướng mắc trong quá trình thực hiện, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực giáo dục.

D kiến cu trúc Lut Nhà giáo

Khung cấu trúc dự kiến Luật Nhà giáo với 8 chương, 67 điều quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; trong đó, Bộ GD-ĐT xác định 5 chính sách lớn khi đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo, bao gồm: định danh nhà giáo; tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; quản lý Nhà nước về nhà giáo. Trong đó, đặc biệt Nhà nước cần có sự thay đổi về chính sách, chế độ đãi ngộ, tôn vinh, khen thưởng, chính sách tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, chế độ hưu trí, khám chữa bệnh, bảo hiểm xã hội của nhà giáo… để vừa thu hút người giỏi vào ngành sư phạm, vừa góp phần giữ chân, thu hút giáo viên tài năng, có chuyên môn cao gắn bó với nghề, ngăn chặn tình trạng nhà giáo bỏ việc, “chảy máu chất xám” của ngành giáo dục. Ngoài ra, trước công tác quản lý nhà giáo còn nhiều vướng mắc, bất cập, cần có sự điều chỉnh, việc xây dựng Luật Nhà giáo nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước trong công tác giáo dục nói chung, công tác xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo nói riêng. Luật Nhà giáo với các tiêu chuẩn, chức danh, định danh nhà giáo cụ thể sẽ góp phần chuẩn hóa đội ngũ, minh bạch chính sách với giáo viên, cụ thể hóa quyền, nghĩa vụ và chính sách đãi ngộ, tạo sự phát triển toàn diện, bền vững cho giáo dục.

Luật Nhà giáo cũng nên quy định cụ thể về chế độ hưu trí và cần xem xét độ tuổi của giáo viên nghỉ hưu cho phù hợp với đặc thù nghề nghiệp của từng cấp học như mầm non, tiểu học.

To đng lc cho giáo viên vùng khó yên tâm cng hiến

Tại các vùng sâu, vùng xa, núi cao, biên giới, hải đảo… (gọi chung là vùng khó khăn), đội ngũ giáo viên hiện khá vất vả trong tình trạng điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều hạn chế; tình trạng thiếu giáo viên ở các cấp học vẫn đang diễn ra, trong khi nhiều giáo viên biên chế lại bỏ việc, chuyển ngành, chuyển vùng. Vì vậy, giáo viên vùng khó khăn kỳ vọng: khi được ban hành, Luật Nhà giáo sẽ giúp khắc phục bất cập về vấn đề tiền lương, giảm thiểu tình trạng giáo viên thôi việc, chuyển vùng.

Luật Nhà giáo, ngoài có thêm chính sách về đãi ngộ, tiền lương và các chế độ đặc thù đối với giáo viên công tác ở vùng khó khăn, cũng nên có quy định về cơ chế luân chuyển công tác cho nhà giáo giữa vùng khó khăn và vùng thuận lợi theo thời hạn để tạo sự công bằng, phù hợp cho giáo viên; bổ sung biên chế nhằm khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ đang tồn tại ở vùng khó khăn. Luật nên quan tâm về chính sách đối với nhà giáo công tác ở vùng khó khăn, tạo điều kiện cho nhà giáo công tác ở các vùng này có cơ hội tiếp cận bình đẳng, đầy đủ về chính sách, thu hút giáo viên có trình độ cao từ miền xuôi đến công tác, phục vụ lâu dài, giúp chất lượng giáo dục vùng khó khăn ngày càng phát triển, đồng bộ với giáo dục cả nước.

Tin tưởng rằng, Luật Nhà giáo được ban hành, không những đáp ứng được sự kỳ vọng của đội ngũ giáo giới cả nước, mà còn góp phần to lớn trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục nước nhà trước tình hình mới, hội nhập với giáo dục thế giới.

Luật gia Đ Thành Dương

Bình luận (0)