Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Luật Thực hiện dân chủ cơ sở vào trường học: “Cú hích” thực hiện hiệu quả chương trình mới

Tạp Chí Giáo Dục

T ngày 1-7-2023, Lut Thc hin dân ch cơ s chính thc có hiu lc. Nhiu cán b qun lý giáo dc ti TP.HCM đánh giá, vic Lut Thc hin dân ch cơ s đi vào đi sng ngành giáo dc s là “cht xúc tác” đ nhà trưng thun li hơn trong thc hin Chương trình giáo dc ph thông (GDPT) 2018…


Lut Thc hin dân ch cơ s đưc xem là “cú hích” giúp nhà trưng thc hin hiu qu hơn Chương trình giáo dc ph thông 2018 (nh minh ha)

Tháo g khó khăn cho chương trình mi… bng dân ch

Sau 3 năm thực hiện Chương trình GDPT 2018, nhìn từ thực tế đơn vị, cô Hứa Thị Diễm Trâm (Hiệu trưởng Trường THCS Hà Huy Tập, Q.Bình Thạnh) đánh giá, tinh thần dân chủ trong trường học đã thực sự giúp nhà trường thực hiện hiệu quả việc đổi mới giáo dục. Từ những ngày đầu triển khai Chương trình GDPT 2018, tinh thần lắng nghe dân chủ trong đội ngũ đã được nhà trường phát huy mạnh mẽ, từ đó kịp thời gỡ khó cho giáo viên khi đổi mới, tự tin khi đứng lớp. Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, giáo viên được bày tỏ quan điểm, chia sẻ những khó khăn trong bài giảng, quá trình triển khai… để cả tổ, khối cùng tháo gỡ. “Trong đổi mới giáo dục, giáo viên là hồn cốt. Chỉ khi thầy cô hiểu đúng về chương trình, hiểu đúng về vai trò của mình trong chương trình thì việc triển khai mới có thể nhẹ nhàng, nhịp nhàng. Chính vì thế, nhà trường triển khai chương trình mới với tinh thần thoải mái, tạo không khí lắng nghe để thầy cô được chia sẻ những khó khăn trong quá trình thực hiện chứ không nặng nề. Do đó, Luật Thực hiện dân chủ cơ sở đi vào đời sống sẽ càng thuận lợi để nhà trường thực hiện Chương trình GDPT 2018”, cô Trâm nhận định.

Cô Mai Thị Huế (giáo viên môn khoa học tự nhiên, Trường THCS Hà Huy Tập) bày tỏ, năm đầu tiên thực hiện Chương trình GDPT 2018, để có thể “choàng, gánh” được bộ môn theo đúng tinh thần của chương trình, giáo viên gặp rất nhiều áp lực. Vừa phải nghiên cứu bài học, vừa tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, thậm chí “vừa đứng lớp, vừa dò đường” khi giáo viên đơn môn đảm nhiệm nhiều môn. “Dù đã được bồi dưỡng, tập huấn trước khi thực hiện chương trình mới, song ban đầu đứng lớp, giáo viên vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là tâm lý thiếu tự tin, lo lắng không truyền tải đủ kiến thức cho học sinh như kỳ vọng. Thế nhưng, từng chút một, giáo viên được chia sẻ về những khó khăn của mình, được Ban Giám hiệu nhà trường lắng nghe, kịp thời hỗ trợ, thường xuyên động viên, góp ý; đến nay sau 3 năm thực hiện, giáo viên đã thực sự làm chủ chương trình, làm chủ bài giảng của mình…”, cô Huế vui vẻ cho biết.

Xây dng dân ch t nhng điu nh nht

Nhiều năm nay, việc triển khai dân chủ cơ sở trong trường học được Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Q.11) thực hiện hiệu quả qua quy chế dân chủ trường học. Bên cạnh đó, Thông tư số 11/2020 Bộ GD-ĐT hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động cơ sở giáo dục công lập cũng trở thành văn bản quy phạm pháp luật giúp nhà trường triển khai dân chủ một cách mạnh mẽ ở nhiều phương diện. Yếu tố công khai, lấy ý kiến rộng rãi luôn được tôn trọng, phát huy trong mọi hoạt động giáo dục của nhà trường. Thầy Văn Nhật Phương (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Đình Chinh) cho biết, dân chủ cơ sở đi vào thực chất trong trường học, thông qua những điều nhỏ nhất nhưng tác động trực tiếp đến việc dạy và học trong trường. Trong đó, tiếng nói giáo viên được phát huy tối đa, thiết thực nhất. Ví dụ, việc sắp xếp thời khóa biểu mỗi ngày – sáng 5 tiết, chiều 2 tiết hay là sáng 4 tiết, chiều 3 tiết – nhà trường cũng phải thực hiện lấy ý kiến trong đội ngũ. Việc đưa các môn học lựa chọn vào nhà trường cũng được thống nhất không chỉ trong đội ngũ mà còn ở phụ huynh. Đặc biệt, phát huy tinh thần dân chủ cơ sở trong thực hiện Chương trình GDPT 2018, theo thầy Phương đã giúp nhà trường triển khai hiệu quả chương trình mới: phụ huynh, giáo viên cùng tham gia vào quá trình nghiên cứu, đề xuất lựa chọn sách giáo khoa; công khai công tác tuyển sinh đầu cấp; kế hoạch giáo dục năm học, phụ lục bài dạy do chính tổ khối thống nhất… “Hiệu trưởng nhà trường luôn thực hiện công khai, từ việc công khai đầy đủ và thực tế mọi hoạt động giáo dục nhà trường đã tạo sự đồng thuận trong đội ngũ, phụ huynh, giúp nhà trường thuận lợi trong tổ chức dạy các môn học và hoạt động giáo dục trong trường, từ đó thực hiện hiệu quả Chương trình GDPT 2018”, thầy Phương đánh giá.

“V mt pháp lý, Lut Thc hin dân ch cơ s s là hành lang pháp lý đ các nhà trưng thc hin dân ch mt cách cht ch, qua đó s tác đng mnh m đến hiu qu giáo dc nhà trưng. Khi chưa có lut, đôi khi dân ch li thành ra vô t chc, dân ch “quá trn”, có nhng đòi hi vưt quá kh năng ca lãnh đo đơn v. Do vy, Lut Thc hin dân ch cơ s s là hành lang pháp lý đ lãnh đo nhà trưng thc hin tt hơn na nhim v giáo dc, làm sao tiếng nói ca giáo viên, ngưi lao đng đưc phát huy mt cách đúng đn nht”, thy Ngô Lp Thu (Hiu trưng Trưng THCS-THPT Sương Nguyt Anh, Q.10) cho biết.

Tương tự, thầy Ngô Lập Thu (Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Sương Nguyệt Anh, Q.10) thông tin, quy chế dân chủ trường học được nhà trường xây dựng công khai trong đội ngũ để cùng đóng góp xây dựng, từ kế hoạch giáo dục nhà trường cho đến thi đua, khen thưởng, thực hiện công khai. Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hằng năm đều đánh giá điều chỉnh lại quy chế này. “Dân chủ cơ sở trong trường học xuất phát từ những điều rất đơn giản, trong đó lãnh đạo nhà trường lắng nghe ý kiến người lao động, đáp ứng nguyện vọng đó trong điều kiện nhà trường, để làm sao tạo được tiếng nói đồng thuận cao nhất trong xây dựng đơn vị. Ví dụ, với việc phân công giáo viên giảng dạy trong năm học, phân công giáo viên chủ nhiệm, về nguyên tắc lãnh đạo được đứng ra phân công song thực hiện dân chủ thì nhà trường lấy ý kiến, để làm sao đúng sở trường, sở đoản và tạo tâm lý thoải mái cho đội ngũ khi thực hiện nhiệm vụ”, thầy Thu nhìn nhận.

Theo thầy Thu, việc thực hiện dân chủ cơ sở càng đóng vai trò quan trọng giúp nhà trường thuận lợi trong thực hiện Chương trình GDPT 2018, từ việc công khai đến học sinh, phụ huynh về quy chế kiểm tra đánh giá, chọn lựa sách giáo khoa, lấy ý kiến về việc đánh giá học sinh… “Nhà trường giao quyền chủ động thực hiện chương trình mới cho các tổ bộ môn. Trong quá trình thực hiện, giáo viên gặp khó khăn hoặc có những đề xuất cho môn học của mình sẽ trực tiếp trao đổi với tổ trưởng chuyên môn để có ý kiến với lãnh đạo nhà trường. Như việc tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học, hình thức tổ chức dạy học, kinh phí, khó khăn về đồ dùng dạy học. Mỗi tổ bộ môn sẽ sinh hoạt chuyên môn 2 tuần/lần, mỗi tháng trường sẽ có buổi họp hội đồng tư vấn chuyên môn, những khó khăn vướng mắc sẽ được tháo gỡ kịp thời…”, thầy Thu cho biết.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Bình luận (0)