Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Luật Thực hiện dân chủ cơ sở vào trường học: Để không còn những “ông quan” trong trường học

Tạp Chí Giáo Dục

Trưc đây dân ch cơ s trong trưng hc đưc thc hin theo quy chế dân ch cơ s. Điu này khiến công tác dân ch cơ s có nơi, có ch còn “chưa ti”, còn tình trng cc b, ca quyn dn đến khiếu ni, khiếu kin kéo dài nhiu trưng hc.


Khi Lut Thc hin dân ch cơ s đi vào trưng hc thì tiếng nói ca giáo viên, hc sinh s đưc lng nghe mt cách dân ch nht (nh minh ha)

Do vậy, các nhà giáo dục kỳ vọng Luật Thực hiện dân chủ cơ sở đi vào đời sống nhà trường sẽ tạo ra diện mạo mới cho công tác dân chủ trường học, để không còn những “ông quan” hiệu trưởng trong nhà trường.

Khiếu ni, khiếu kin kéo dài t vic thiếu dân ch

Giáo viên một trường THPT trên địa bàn Q.Bình Thạnh kể: Trong Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của nhà trường mới đây, trong 89 ý kiến được ban giám hiệu nhà trường “thông qua”, không có ý kiến nào trúng mong muốn của đại đa số giáo viên. Ngược lại, nhiều góp ý chính đáng của đội ngũ đều bị gạt đi. “Theo quy chế đã được thông qua trong Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức năm học trước, việc trả lương sẽ được áp dụng trước ngày 5 mỗi tháng. Thế nhưng, thực tế lương luôn được trả trễ hơn so với quy chế. Trong Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức năm học này, nhiều giáo viên góp ý về việc hay trả lương trễ, hiệu trưởng nhà trường lập tức cho biết sẽ sửa quy chế thành ngày 10 hàng tháng, như vậy giáo viên khỏi than trễ…”, giáo viên này bức xúc. Chưa hết, theo giáo viên này, khi nhiều ý kiến góp ý rằng cần giữ gìn phòng giáo viên sạch sẽ, hiệu trưởng nhà trường cho biết sẽ dẹp hết các tủ đựng đồ trong phòng giáo viên để khỏi than. Đặc biệt, khi đội ngũ nêu mong muốn những trường hợp bệnh nặng sẽ được hưởng 100% số tiền được công đoàn nhà trường chi cho đi du lịch; mong muốn được nâng tiền dạy buổi 2…, hiệu trưởng nhà trường thay vì lắng nghe góp ý để đưa vào quy chế cho phù hợp trong năm học này thì cho biết quy định đã ban hành trong năm học trước nên cứ vậy mà thực hiện…

Trên thực tế, không hiếm những câu chuyện về thưa kiện kéo dài trong các cơ sở giáo dục, nguyên do chủ yếu đều xuất phát từ việc thực hiện chưa nghiêm quy chế dân chủ cơ sở. Người đứng đầu nhà trường chưa nêu gương trong thực hiện dân chủ tại đơn vị, còn tình trạng cục bộ, cửa quyền. Riêng năm học 2022-2023, Thanh tra Sở GD-ĐT TP.HCM đã tiếp nhận 446 đơn thư liên quan đến các nội dung khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị ở nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố. Bà Lê Thụy Mỵ Châu (Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) cho biết, tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị đối với các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền của UBND các quận/huyện, TP.Thủ Đức gửi vượt cấp về Sở GD-ĐT TP.HCM, Bộ GD-ĐT còn khá nhiều. Một số đơn vị chưa thực hiện tốt công tác công khai theo quy định quy chế thực hiện công khai cũng như việc công khai theo các thông tư, hướng dẫn của Bộ GD-ĐT. Còn tình trạng phân công giảng dạy đối với cán bộ quản lý chưa đúng theo quy định. Đặc biệt, một số thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở GD-ĐT, hiệu trưởng các trường THPT trong và ngoài công lập chưa kịp thời quan tâm đến công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nên còn nhiều trường hợp gửi đơn khiếu nại vượt cấp, gửi đơn tố cáo không đúng thẩm quyền giải quyết. Bà Châu nhận định, chính việc thực hiện không nghiêm dân chủ cơ sở trường học là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo, phản ánh ở các cơ sở giáo dục. Thậm chí, có đơn vị tình trạng này âm ỉ, kéo dài nhiều năm, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng giáo dục của nhà trường.

Hiu trưng không phi là “ông quan” trong trưng hc

Cô Đỗ Ngọc Chi (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1) cho hay, trước đây, việc thực hiện dân chủ cơ sở trường học được thực hiện theo quy chế dân chủ cơ sở. Mỗi đơn vị sẽ xây dựng quy chế khác nhau, tùy đặc thù. Song, xây dựng là một chuyện, còn thực hiện đến đâu, thực hiện như thế nào thì lại là một chuyện khác, vì không có hành lang, ba-rem để soi chiếu. “Nói là quy chế dân chủ cơ sở nhưng không hiếm trường hợp quy chế được xây dựng từ người đứng đầu đơn vị. Thậm chí, ngay cả khi xây dựng từ những góp ý của đội ngũ nhưng việc thực hiện lại không đến nơi, đến chốn. Bởi vì không có những ba-rem để đội ngũ soi chiếu cũng như giám sát chặt chẽ, nên quyền lợi của giáo viên, người lao động ít nhiều bị ảnh hưởng, gây bức xúc trong đội ngũ…”, cô Chi cho biết. Do vậy, cô Chi cho rằng Luật Thực hiện dân chủ cơ sở sẽ trở thành hàng lang pháp lý buộc các đơn vị trường học phải cùng thực hiện, phải xây dựng. Giáo viên cũng sẽ có ba-rem để soi chiếu, giám sát. Và rõ ràng, nếu đơn vị trường học nào thực hiện không đến nơi, đến chốn thì sẽ có chế tài.

Theo PGS.TS Dương Bá Vũ (Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM), để Luật Thực hiện dân chủ cơ sở thực sự đi vào đời sống và “sống” trong đời sống của mỗi nhà trường thì luật cần phải được phổ biến rộng rãi trong toàn đội ngũ để nắm, để biết những điều cần phải được lãnh đạo nhà trường công khai; biết được quyền lợi của mình trong xây dựng, phát triển nhà trường; từ đó giám sát quá trình thực hiện của lãnh đạo nhà trường. Đặc biệt, quan trọng hơn cả đó là các cấp quản lý phải có cơ chế giám sát, thanh tra, kiểm tra phù hợp với Luật Thực hiện dân chủ cơ sở. Xử lý nghiêm những trường hợp không thực hiện theo đúng luật.

Ông Nguyễn Văn Hiếu (Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) khẳng định, hiệu trưởng nhà trường không phải là “ông quan” trong trường học. Từng nhà trường, từng hiệu trưởng cần phải lắng nghe những chia sẻ, góp ý, nguyện vọng của đội ngũ, tiếp thu một cách cầu thị những chia sẻ, góp ý đó. Hiệu trưởng nhà trường phải “xắn tay áo” cùng làm, cùng động viên, cùng đổi mới với đội ngũ thì mới biết được đội ngũ thực sự cần gì, mong muốn gì, chứ không phải là đứng ở phía trên chỉ đạo. “Hơn bao giờ hết, hiện nay trong đổi mới giáo dục, đội ngũ thầy cô giáo cần được động viên, chia sẻ, hỗ trợ, gỡ khó. Chính vì vậy, hiệu trưởng chính là người tiên phong đến gần với đội ngũ, tiếp lửa để thầy cô giáo đổi mới. Khi Luật Thực hiện dân chủ cơ sở đi vào trường học, hiệu trưởng nhà trường cần phải bám sát theo quy định nêu trong luật để thực hiện nghiêm, tạo sự đồng thuận cao trong đội ngũ giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh, thực hiện hiệu quả đổi mới giáo dục”, ông Hiếu nói.

Ông Hiếu cho biết thêm, năm học 2023-2024, Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ tập trung thanh tra việc thực hiện đầy đủ quy định về quy chế dân chủ, công khai trong hoạt động giáo dục; việc đảm bảo chế độ, chính sách cho người lao động và công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật tại các trường THPT công lập và các đơn vị trực thuộc…

Bài, ảnh: Yến Hoa

Bình luận (0)