Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Luật Thực hiện dân chủ cơ sở vào trường học: “Đòn bẩy” xây dựng trường học hạnh phúc

Tạp Chí Giáo Dục

Ông Nguyn Trn Khánh Bo (Ch tch Công đoàn ngành giáo dc TP.HCM) k vng, nhng đim mi ca Lut Thc hin dân ch cơ s khi đi vào đi sng ngành giáo dc s là “đòn by” đ mi nhà trưng xây dng trưng hc hnh phúc.


Ông Nguyn Trn Khánh Bo (Ch tch Công đoàn ngành giáo dc TP.HCM)

Để làm rõ hơn vấn đề trên, Giáo dục TP.HCM đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trần Khánh Bảo.

+ Phóng viên: Ông nhìn nhn thế nào v vic thc hin dân ch cơ s trong trưng hc ti TP.HCM thi gian qua?

Ông Nguyn Trn Khánh Bo: Lâu nay ở các trường học, quy chế dân chủ cơ sở được xây dựng theo các nghị định, thông tư, hướng dẫn: Nghị định 04 của Chính phủ; Thông tư số 11/2020 hướng dẫn việc thực hiện dân chủ trong trường học. Quy chế dân chủ cơ sở trường học thường gắn liền với Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của mỗi cơ sở. Công đoàn ngành giáo dục TP.HCM đã triển khai mẫu, khung chung gồm các điều, khoản để các đơn vị có căn cứ xây dựng quy chế dân chủ cơ sở cho phù hợp với đặc thù đơn vị. Riêng đối với các nội dung cụ thể như về công khai thì từng đơn vị sẽ lựa chọn hình thức công khai, thời điểm công khai khác nhau…

Trên thực tế, việc triển khai quy chế dân chủ cơ sở và thực hiện quy chế ở các cơ sở giáo dục thời gian qua chưa có sự đồng nhất. Để thực hiện hiệu quả, đồng bộ quy chế dân chủ ở cơ sở thì cần có vai trò của người đứng đầu, vai trò của tổ chức công đoàn, vai trò của thanh tra nhân dân, mỗi giáo viên, người lao động cũng có vai trò. Nhưng rõ ràng, do chỉ là quy chế nên dù có đầy đủ các điều khoản nhưng lại không rõ về yếu tố phân vai, sự phân vai có nơi, có chỗ còn mờ nhạt, dân chủ còn hình thức, hời hợt. Ở một số cơ sở giáo dục còn có đơn thư, khiếu nại, phản ánh. Điều này cho thấy chất lượng dân chủ ở cơ sở nhiều khi đã không được thể hiện đúng mà chỉ mang tính hình thức. Đặc biệt, người lao động, giáo viên còn mang tâm lý ngại đóng góp, phản ánh do sợ bị trù dập, không được bảo vệ.

+ Theo ông, khi Lut Thc hin dân ch cơ s đi vào đi sng giáo dc có khc phc đưc tn ti trên?

– Điểm mới rõ nhất trong Luật Thực hiện dân chủ cơ sở đó là yếu tố phân vai. Do đó, được xem là hành lang pháp lý để bảo vệ người lao động nói lên tiếng nói của mình khi quy định rất rõ người lao động được quyền góp ý, giám sát nội dung gì. Có những nội dung họ trao đổi thông qua chính quyền nhưng có nội dung được quyền trao đổi với tổ chức đoàn thể. Người đứng đầu đơn vị phải có trách nhiệm trao đổi, phản hồi, giải quyết những vấn đề này. Một điểm mới nữa của luật đó là quy định rất rõ vai trò của ban thanh tra nhân dân: hoạt động như thế nào, có quyền và nghĩa vụ gì… Điều này sẽ giúp ổn định hoạt động của nhà trường bởi khi có 1 ý kiến đưa ra thì “đường đi của ý kiến” rất rõ ràng, từ đó giảm bớt được đơn thư khiếu nại vượt cấp.


Lut Thc hin dân ch cơ s đưc k vng là “đòn by” xây dng trưng hc hnh phúc

Người lao động trước đây không hiểu rõ được vị trí, vai trò trong thực hiện dân chủ, do đó có sự lúng túng dẫn đến phát sinh nhiều vấn đề như đơn thư vượt cấp; trao đổi không đúng kênh, đúng nơi; công tác đối thoại không được quan tâm… Các điểm mới trong luật sẽ giúp giải quyết được thực trạng tồn tại nhiều năm nay khi thực hiện dân chủ ở một số cơ sở giáo dục. Khi ban hành luật thì tính pháp lý rất mạnh, bắt buộc người đứng đầu từng cơ sở giáo dục phải có sự quan tâm.

Cần phải hiểu rằng Luật Thực hiện dân chủ cơ sở không phải là luật dân chủ cơ sở. Luật ra đời không phủ nhận những nội dung trước đây trong triển khai dân chủ ở cơ sở mà từng cơ sở giáo dục đã thực hiện. Luật ra đời là hành lang pháp lý để giúp nhà trường hiểu hơn rằng phải thực hiện như thế nào đảm bảo dân chủ ở cơ sở đi vào thực chất, đúng nghĩa.

+ Ông có th nói rõ hơn v vai trò ca công đoàn cơ s trong vic thc hin Lut Thc hin dân ch cơ s?

– Công đoàn là một tổ chức đoàn thể trong mỗi cơ sở giáo dục, trước nay luôn gắn liền với việc triển khai dân chủ ở mỗi trường học thông qua xây dựng quy chế dân chủ cơ sở, đồng thời tham gia giám sát, phối hợp với chính quyền đối thoại với người lao động, đại diện cho người lao động có trao đổi, góp ý với lãnh đạo nhà trường… Như đã nói, Luật Thực hiện dân chủ cơ sở ra đời do có sự phân vai rất rõ nên sẽ tạo điều kiện để công đoàn thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình, đảm bảo cao nhất quyền lợi của người lao động.

Để đưa luật vào đời sống giáo dục một cách đồng bộ, Công đoàn ngành giáo dục thành phố đã phối hợp với Liên đoàn Lao động TP.HCM tập huấn cho gần 500 cán bộ công đoàn cơ sở, ban thanh tra nhân dân các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố về Luật Thực hiện dân chủ cơ sở, tập trung nói rõ về tính mới là sự phân vai. Dự kiến tới đây sẽ có một lớp tập huấn tiếp về nội dung này dành riêng cho hiệu trưởng các nhà trường. Sau đó từng cơ sở giáo dục sẽ triển khai tập huấn cho đội ngũ để mỗi thành viên đều hiểu rõ vai trò của mình ở đâu để thực hiện tốt nhất dân chủ cơ sở.

Theo kế hoạch của Sở GD-ĐT TP.HCM, định kỳ sẽ thực hiện sơ kết việc triển khai Luật Thực hiện dân chủ cơ sở để đánh giá, rút kinh nghiệm. Riêng trong năm học này, Công đoàn ngành giáo dục TP.HCM sẽ xây dựng kế hoạch kiểm tra đối với công đoàn cơ sở, trong đó sẽ chú trọng kiểm tra việc thực hiện dân chủ ở cơ sở theo luật. Với các đơn vị thực hiện chưa nghiêm (nếu có) sẽ bị xử lý theo đúng quy định.

+ Nhìn t vai trò Ch tch Công đoàn ngành giáo dc TP.HCM, ông k vng thế nào khi Lut Thc hin dân ch cơ s đi vào đi sng ngành giáo dc thành ph?

– Khi Luật Thực hiện dân chủ cơ sở đi vào đời sống ngành giáo dục sẽ giúp từng thành viên trong nhà trường hiểu rõ “vai” của mình, thực hiện dân chủ một cách đúng… luật. Công đoàn ngành giáo dục TP.HCM kỳ vọng đây sẽ là “đòn bẩy” để mỗi nhà trường xây dựng trường học hạnh phúc đang được ngành giáo dục thành phố nỗ lực triển khai trong năm học này, hiện thực hóa điều mà lâu nay chúng ta luôn kỳ vọng đó là “lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ”. Mỗi cán bộ quản lý giáo dục cũng sẽ nhìn lại cách thức mình thực hiện lâu nay đối với dân chủ cơ sở, không theo ý chí chủ quan. Hơn nữa, khi luật đi vào đời sống ngành giáo dục sẽ là cơ sở để công đoàn cơ sở nâng cao vị thế của mình, phát huy hơn nữa vai trò đại diện cho tiếng nói của người lao động.

Đặc biệt, chúng tôi kỳ vọng Luật Thực hiện dân chủ cơ sở sẽ đi vào trong từng hoạt động dạy học ở nhà trường. Để từ đó mối quan hệ giữa thầy và trò, giữa giáo viên và phụ huynh có sự hài hòa; học sinh mạnh dạn trao đổi, phản biện; phụ huynh chia sẻ một cách xây dựng; giáo viên tiếp nhận ý kiến trên tinh thần cầu thị, lắng nghe, thay đổi phù hợp…

+ Xin cm ơn ông!

Yến Hoa (thực hiện)

Bình luận (0)