Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Luật Tình trạng khẩn cấp: Bảo vệ quyền và lợi ích cho người dân

Tạp Chí Giáo Dục

Luật Tình trạng khẩn cấp: Bảo vệ quyền và lợi ích cho người dân - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Luật Tình trạng khẩn cấp: Bảo vệ quyền và lợi ích cho người dân Audio

D án Lut Tình trng khn cp (TTKC) gm 6 chương, 42 điu s đưc Quc hi khóa XV cho ý kiến ti k hp th 9 ti đây. Khi lut có hiu lc s to lp cơ s pháp lý cho thi hành pháp lut, khc phc kp thi, hiu qu trưng hp xy ra tình hung khn cp, góp phn bo v Nhà nưc và nhân dân, quyn, li ích hp pháp ca t chc, cá nhân.

Thiếu tướng Trần Văn Trai – Phó Tư lệnh, Bộ Tư lệnh TP.HCM – góp ý cho Dự án Luật Tình trạng khẩn cấp

Phi đm bo quyn con ngưi

Tại Hội thảo góp ý cho dự án Luật TTKC do Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức mới đây, các đại biểu nhất trí rằng cần thiết phải ban hành Luật TTKC nhưng nên bổ sung thêm một số nội dung để khi luật có hiệu lực bảo đảm phù hợp với thực tiễn.

Ông Lê Nguyễn Hồng Quang – Trưởng ban Dân chủ – Pháp luật, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM – cho biết, TP.HCM chưa ban bố TTKC nhưng đợt dịch Covid-19 đã đưa ra nhiều nội dung khẩn cấp. Trong đó, MTTQ đóng vai trò không thể thiếu trong việc thực hiện TTKC tại địa phương. Tuy nhiên, trong TTKC như đợt dịch Covid-19 nhiều vấn đề xảy ra khiến người dân bị mất quyền lợi. Cụ thể, đối với việc hỗ trợ người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều lao động từ tỉnh lên TP làm các công việc tự do như bán vé số, nhặt ve chai… lại không thuộc diện nhận hỗ trợ.

“TTKC là trạng thái mà các cơ quan chức năng đảm bảo quyền lợi cho người dân, giữ an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân, các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên trong trạng thái đặc biệt này cũng sẽ làm giảm quyền công dân, quyền con người. Nếu không có cơ quan giám sát thì việc lạm quyền, vượt quyền có khả năng xảy ra. Vì vậy, tôi đề xuất các cơ quan nghiên cứu đưa cơ chế giám sát của tổ chức mặt trận vào Điều 38 để quy định trách nhiệm của MTTQ trong giám sát nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người dân”, ông Quang kiến nghị.

Thiếu tướng Trần Văn Trai – Phó Tư lệnh, Bộ Tư lệnh TP.HCM – đề xuất bổ sung cơ quan xem xét để xác định địa phương đó có rơi vào TTKC hay không và đề nghị cấp trên ban bố TTKC. Về các biện pháp áp dụng trong TTKC, cần bổ sung quy định về thời hạn áp dụng từng biện pháp, cơ chế giám sát để tránh lạm quyền, đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khu vực bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, Luật TTKC cần làm rõ các biện pháp bảo vệ quyền con người, đặc biệt đối với nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật…

Ông Trần Văn Tuấn – Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TP.HCM – đề xuất Luật TTKC cần bổ sung thêm thuật ngữ “hiểm họa”, “thảm họa” và hoạt động phục hồi liên lạc gia đình. Đặc biệt, luật cần làm rõ thêm về “cứu trợ khẩn cấp”. Trong trường hợp cần cứu trợ thì tiền, hiện vật phải được cung cấp ngay, trực tiếp cho đối tượng, tránh đi lòng vòng. Luật cũng nên bổ sung thêm hoạt động hiến máu trong TTKC để điều trị bệnh…

Về nguồn lực hỗ trợ TTKC, bà Trần Ngọc Tú Trinh – Phó Trưởng phòng Tổng hợp ngân sách, Sở Tài chính TP.HCM – cho biết, hiện TP đang có nguồn Quỹ Dự phòng được sử dụng trong các trường hợp thiên tai, dịch bệnh, quốc phòng an ninh. Ngoài ra, TP còn Quỹ Dự trữ tài chính và một số quỹ khác.

“Đối với Điều 20 nên điều chỉnh nội dung dự phòng ngân sách hằng năm thành ngân sách để chúng ta có thể sử dụng những nguồn lực đã có chứ không phải dùng một nguồn lực duy nhất. Như vậy nếu chúng ta sử dụng hết nguồn lực thứ nhất có thể sử dụng những nguồn lực khác để kịp thời khắc phục TTKC cũng như cứu trợ kịp thời cho người bị ảnh hưởng”, bà Trinh nói.

Phân quyn thc hin

Theo bà Lê Hồng Nga – Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, Luật TTKC cần phải làm rõ hơn khái niệm thế nào là “TTKC”, “TTKC quốc phòng”, “TTKC an ninh trật tự”, “TTKC thảm họa lớn”. Đồng thời bổ sung quy chế về mua khẩn cấp hoặc dự trữ trang thiết bị vật tư, vật tư y tế, thuốc men để tránh bị động, giảm chi phí. Việc định nghĩa và phân loại TTKC sẽ thuận lợi cho công tác chuẩn bị ứng phó cũng như phân quyền để triển khai.

Luật cũng cần kịch bản huy động nhân lực, bố trí lực lượng, tránh tình trạng chồng chéo, nơi ít người phải làm quá nhiều việc, nơi nhiều người làm việc không  hiệu quả.

Ông Nguyễn Minh Huy – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM – cho rằng dự thảo luật còn bất cập ở chỗ quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan ban bố TTKC. Điều này có thể gây chậm trễ trong trường hợp khẩn cấp, cần phản ứng nhanh.

“Tôi đề xuất nên trao quyền này cho Thủ tướng, Quốc hội  giám sát việc phê chuẩn, thực thi sẽ hợp lý hơn. Ngoài ra, dự thảo luật cũng chưa đặt vấn đề kiểm soát quyền lực trong TTKC. Việc này có thể giao cho Ủy ban Tư pháp của Quốc hội là cơ quan giám sát việc ban bố, thực thi tình trạng này”, ông Huy kiến nghị.

Ông Nguyễn Thanh Sơn – Phó Chánh thanh tra, Sở Công thương TP.HCM – cho rằng, Luật TTKC cần quy định quy trình phối hợp để làm sao khi có TTKC thì vẫn đảm bảo việc lưu thông hàng hóa đến đối tượng chịu ảnh hưởng một cách nhanh chóng, khoa học. Luật TTKC nên có nội dung về việc ứng dụng chuyển đổi số, khoa học công nghệ vào công tác vận chuyển hàng hóa…

Thượng tá Châu Văn Thương – Phó phòng Tham mưu, Công an TP.HCM – đề xuất bổ sung quy định về chế tài với các cá nhân, doanh nghiệp trong trường hợp vi phạm hoặc không hợp tác. Trong luật cần bổ sung một số điều về các hành vi nghiêm cấm trong tình trạng khẩn. Đó là cản trở, chống đối người thi hành công vụ, cản trở hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia quyên góp, lợi dụng TTKC để trục lợi. Những đối tượng thực hiện các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự xã hội, xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, gây thất thoát, phá hoại tài sản của Nhà nước cũng phải có quy định xử lý…

Song Hu

Bình luận (0)