Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên tại ĐBSCL thấp nhất cả nước

Tạp Chí Giáo Dục

ĐBSCL là khu vực có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo (14,9%) và tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên (6,8%) thấp nhất cả nước. Mặc dù quy mô đào tạo tăng trong 10 năm qua, song mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu được tiếp cận giáo dục đại học của người dân.
Lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên tại ĐBSCL thấp nhất cả nước ảnh 1
 
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Hòa Bình

‘Điểm nghẽn’ nguồn nhân lực và cơ sở vật chất

Ngày 27/2, tại Cần Thơ, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị phát triển giáo dục và đào tạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo báo cáo, chất lượng giáo dục vùng tiệm cận với mức trung bình chung của cả nước; một số chỉ số về GD&ĐT đạt mức trung bình và trên trung bình so với cả nước.

Lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên tại ĐBSCL thấp nhất cả nước ảnh 2

Học sinh vùng biên giới tại Đồng Tháp trong giờ học. Ảnh: Hòa Bình

Mặc dù đạt được những kết quả khả quan nhưng giáo dục và đào tạo vùng ĐBSCL vẫn còn nhiều khó khăn. Điển hình là tỷ lệ huy động trẻ đến trường còn thấp. Mạng lưới trường, lớp phân tán; còn nhiều điểm trường, đặc biệt ở những vùng có nhiều kênh rạch, cồn, bãi ngang… Tỷ lệ huy động học sinh các cấp học phổ thông đi học đúng độ tuổi vẫn thấp hơn tỷ lệ chung của cả nước, đặc biệt ở cấp THCS và cấp THPT có khoảng cách khá xa so với tỷ lệ chung của cả nước (từ 7% – 13%).

Bên cạnh đó, ĐBSCL là khu vực có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo (14,9%) và tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên (6,8%) thấp nhất cả nước. Mặc dù quy mô đào tạo tăng trong 10 năm qua, song mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu được tiếp cận giáo dục đại học của người dân.

Lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên tại ĐBSCL thấp nhất cả nước ảnh 3

Ông Nguyễn Minh Luân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau phát biểu. Ảnh: Hòa Bình

Tháo điểm nghẽn để thoát ‘trũng’ giáo dục

Ông Nguyễn Minh Luân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, 5 năm qua địa phương đã đầu tư trên 700 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất ngành giáo dục. Tuy nhiên qua quá trình thực hiện, việc xóa điểm nghẽn quá tải, mở rộng nâng cấp thiết bị hiện nay là bài toán ngân sách tỉnh khó đảm đương được. Học sinh đi xa đến lớp dẫn đến nguy cơ bỏ học tăng. Bên cạnh đó ảnh hưởng dịch COVID-19 nên đầu tư chững lại, y tế học đường, thư viện chưa đáp ứng đủ.

Theo ông Luân, khó khăn hiện nay là thiếu trường lớp, nhất là địa bàn nông thôn, quy mô nhỏ; thiếu giáo viên. “Cà Mau còn hơn 1.500 vị trí việc làm trong ngành giáo dục chưa tìm được. Năm rồi tuyển nhưng chưa đủ, nhất là các môn đặc thù”, ông Luân nói.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đề nghị, cần có chính sách đãi ngộ đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp đảm bảo sao cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý ổn định sinh hoạt với mức sống trung bình khá bằng lương và có chính sách khuyến khích, thu hút đủ mạnh, hấp dẫn để sinh viên giỏi vào học ngành sư phạm.

Lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên tại ĐBSCL thấp nhất cả nước ảnh 4

Bà Nguyễn Thị Bạch Vân, Giám đốc Sở GD&ĐT Trà Vinh kiến nghị Bộ GD&ĐT “cần quy định số lượng học sinh tối thiểu và tối đa trên một lớp, tỷ lệ giáo viên trên một lớp”, không nên quy định tỷ lệ giáo viên trên số học sinh.

Bên cạnh đó, kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét tham mưu Chính phủ bổ sung “quy định rõ sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp phải về địa phương đã chi trả chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt để được tuyển dụng đặc cách và phân công công tác; nếu không về địa phương đã chi trả chính sách thì phải bồi hoàn kinh phí đã chi trả”.

Ngoài ra, sớm có Đề án, chương trình mục tiêu, hỗ trợ nguồn lực giúp địa phương còn khó khăn hạn chế như tỉnh Trà Vinh đảm bảo cơ sở vật chất thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vì việc thực hiện kiên cố hóa trường, lớp học, đầu tư mua sắm công cho giáo dục của tỉnh theo kế hoạch đầu tư công, chủ yếu vẫn dựa vào nguồn vốn địa phương, không thể đáp ứng nhu cầu nguồn lực để thực hiện đầu tư theo đúng lộ trình của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017- 2025.

Lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên tại ĐBSCL thấp nhất cả nước ảnh 5

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng phát biểu. Ảnh: Hòa Bình

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết, giải pháp căn bản trong thời gian tới là hoàn thiện cơ chế, đổi mới công tác quản lý giáo dục; thực hiện công bằng trong tiếp cận giáo dục; đồng thời phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Bên cạnh đó tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; bảo đảm nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất cho phát triển giáo dục.

Theo Hòa Bình/TPO

Bình luận (0)

Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên tại ĐBSCL thấp nhất cả nước

Tạp Chí Giáo Dục

ĐBSCL là khu vực có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo (14,9%) và tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên (6,8%) thấp nhất cả nước. Mặc dù quy mô đào tạo tăng trong 10 năm qua, song mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu được tiếp cận giáo dục đại học của người dân.
Lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên tại ĐBSCL thấp nhất cả nước ảnh 1
 
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Hòa Bình

‘Điểm nghẽn’ nguồn nhân lực và cơ sở vật chất

Ngày 27/2, tại Cần Thơ, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị phát triển giáo dục và đào tạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo báo cáo, chất lượng giáo dục vùng tiệm cận với mức trung bình chung của cả nước; một số chỉ số về GD&ĐT đạt mức trung bình và trên trung bình so với cả nước.

Lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên tại ĐBSCL thấp nhất cả nước ảnh 2

Học sinh vùng biên giới tại Đồng Tháp trong giờ học. Ảnh: Hòa Bình

Mặc dù đạt được những kết quả khả quan nhưng giáo dục và đào tạo vùng ĐBSCL vẫn còn nhiều khó khăn. Điển hình là tỷ lệ huy động trẻ đến trường còn thấp. Mạng lưới trường, lớp phân tán; còn nhiều điểm trường, đặc biệt ở những vùng có nhiều kênh rạch, cồn, bãi ngang… Tỷ lệ huy động học sinh các cấp học phổ thông đi học đúng độ tuổi vẫn thấp hơn tỷ lệ chung của cả nước, đặc biệt ở cấp THCS và cấp THPT có khoảng cách khá xa so với tỷ lệ chung của cả nước (từ 7% – 13%).

Bên cạnh đó, ĐBSCL là khu vực có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo (14,9%) và tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên (6,8%) thấp nhất cả nước. Mặc dù quy mô đào tạo tăng trong 10 năm qua, song mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu được tiếp cận giáo dục đại học của người dân.

Lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên tại ĐBSCL thấp nhất cả nước ảnh 3

Ông Nguyễn Minh Luân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau phát biểu. Ảnh: Hòa Bình

Tháo điểm nghẽn để thoát ‘trũng’ giáo dục

Ông Nguyễn Minh Luân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, 5 năm qua địa phương đã đầu tư trên 700 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất ngành giáo dục. Tuy nhiên qua quá trình thực hiện, việc xóa điểm nghẽn quá tải, mở rộng nâng cấp thiết bị hiện nay là bài toán ngân sách tỉnh khó đảm đương được. Học sinh đi xa đến lớp dẫn đến nguy cơ bỏ học tăng. Bên cạnh đó ảnh hưởng dịch COVID-19 nên đầu tư chững lại, y tế học đường, thư viện chưa đáp ứng đủ.

Theo ông Luân, khó khăn hiện nay là thiếu trường lớp, nhất là địa bàn nông thôn, quy mô nhỏ; thiếu giáo viên. “Cà Mau còn hơn 1.500 vị trí việc làm trong ngành giáo dục chưa tìm được. Năm rồi tuyển nhưng chưa đủ, nhất là các môn đặc thù”, ông Luân nói.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đề nghị, cần có chính sách đãi ngộ đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp đảm bảo sao cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý ổn định sinh hoạt với mức sống trung bình khá bằng lương và có chính sách khuyến khích, thu hút đủ mạnh, hấp dẫn để sinh viên giỏi vào học ngành sư phạm.

Lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên tại ĐBSCL thấp nhất cả nước ảnh 4

Bà Nguyễn Thị Bạch Vân, Giám đốc Sở GD&ĐT Trà Vinh kiến nghị Bộ GD&ĐT “cần quy định số lượng học sinh tối thiểu và tối đa trên một lớp, tỷ lệ giáo viên trên một lớp”, không nên quy định tỷ lệ giáo viên trên số học sinh.

Bên cạnh đó, kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét tham mưu Chính phủ bổ sung “quy định rõ sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp phải về địa phương đã chi trả chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt để được tuyển dụng đặc cách và phân công công tác; nếu không về địa phương đã chi trả chính sách thì phải bồi hoàn kinh phí đã chi trả”.

Ngoài ra, sớm có Đề án, chương trình mục tiêu, hỗ trợ nguồn lực giúp địa phương còn khó khăn hạn chế như tỉnh Trà Vinh đảm bảo cơ sở vật chất thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vì việc thực hiện kiên cố hóa trường, lớp học, đầu tư mua sắm công cho giáo dục của tỉnh theo kế hoạch đầu tư công, chủ yếu vẫn dựa vào nguồn vốn địa phương, không thể đáp ứng nhu cầu nguồn lực để thực hiện đầu tư theo đúng lộ trình của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017- 2025.

Lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên tại ĐBSCL thấp nhất cả nước ảnh 5

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng phát biểu. Ảnh: Hòa Bình

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết, giải pháp căn bản trong thời gian tới là hoàn thiện cơ chế, đổi mới công tác quản lý giáo dục; thực hiện công bằng trong tiếp cận giáo dục; đồng thời phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Bên cạnh đó tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; bảo đảm nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất cho phát triển giáo dục.

Theo Hòa Bình/TPO