Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Lục tìm trong sách cũ…

Tạp Chí Giáo Dục

Trong nhng câu t bch ca Karl Marx, khi con gái hi ông: “Thú vui ca cha là gì?”. Karl Marx tr li: “Lc tìm trong sách cũ”. Hn đó không ch là vi Karl Marx mà vi c nhng b óc thiên tài, nhng trang sách du xưa cũ, nhum màu thi gian vn có s hp dn riêng ca nó.

Còn với những người bình thường như chúng ta, nếu có thời gian, sự kiên nhẫn để lục tìm trong sách cũ, hẳn sẽ tìm thấy biết bao điều hay, điều mới mẻ. Và, chúng ta nên truyền lại tinh thần thần ấy cho trẻ!

Cả cuộc đời của Karl Marx gắn liền với sách. Nhờ thông thạo nhiều ngoại ngữ, Karl Marx đã nghiên cứu nhiều nguyên bản tác phẩm của các nhà bác học nhiều nước, nhiều thời đại và nhiều trường phái. Ông đã nắm chắc những kiến thức tích lũy được trong các khoa học như triết học và kinh tế học, sử học và khảo cổ học, địa lý và luật học thời đó. Ông am hiểu tường tận nền văn học thế giới và có thể trích ra thuộc lòng hàng chục bài thơ, đoạn văn hay nhiều lớp đối thoại trong các vở kịch. Nếu không có kiến thức bách khoa đó, mà đây là kết quả của việc đọc sách rất nghiêm túc hằng ngày qua rất nhiều năm, thì không bao giờ Karl Marx có thể viết được bộ “Tư bản”, tác phẩm vĩ đại nhất của tư tưởng Karl Marx!

Đọc sách, nghiên cứu nội dung tư tưởng trong sách là công việc thường xuyên, hằng ngày của Karl Marx. Ngay cả khi ông mải mê đọc một cuốn tiểu thuyết, một tập thơ hay tập ký sự cũng vậy. Ngoài ra, những lúc rảnh rang như đang vui vầy với gia đình, cùng các con gái đi dạo trên đường phố Luân Đôn, lúc đi ra vùng ngoại ô…, ông vẫn hay kể cho các con nghe những câu chuyện thú vị mà mình vốn biết rất nhiều từ đọc sách. Khi nghỉ ngơi yên tĩnh một mình, Karl Marx cũng không nằm dài trên giường mà ngồi vào bàn làm toán, đọc các bài toán để cho đầu óc được giải phóng khỏi công việc hằng ngày. Ngay trong những giờ phút hết sức đau khổ khi vợ sắp qua đời, Karl Marx đã viết một tác phẩm về phép tính các đại lượng vô cùng bé mà ngay cả các nhà chuyên môn khó tính cũng phải công nhận là một đóng góp cho toán học. Vậy đó, sách vẫn luôn là vật yêu thích của Karl Marx. Ông thường thích đến bên giá sách rút lấy một cuốn bất kỳ, mở ra một trang nào đấy rồi quên hết mọi chuyện trên đời và cắm cúi. Lúc sau, ông lại né sang bên rồi lấy rút lấy quyển sách khác…

Chúng ta không thể nào hình dung được một người có văn hóa mà lại hoàn toàn không yêu thích đọc sách. Ngày nay, với trình độ học vấn ngày càng được nâng cao, sách được xuất bản ngày càng nhiều, mọi người đều đọc. Nhưng đọc gì và đọc như thế nào thực sự là một câu chuyện không đơn giản. Cứ nhìn vào những cuốn sách mà một người nào đó yêu thích, chúng ta có thể đánh giá được khuynh hướng, sở thích, thậm chí cả tính cách của người đó. Thí dụ, giáo viên hỏi một học sinh thường đọc những loại sách, chúng ta nghe các tên sách của Conan Doyle, Agatha Christie, Dan Brown, Sydney Sheldon…, hẳn chúng ta biết đây là một học sinh có đọc, óc khám phá, luôn chú ý quan sát, phân tích, phán đoán. Hay một học sinh kể ra một loạt truyện ngôn tình có lẽ tâm hồn em thích sự bay bổng, bản thân ủy mị, đầy sầu mộng và muốn thoát khỏi hiện thực… Không có gì làm cho người ta dễ quen và hiểu nhau hơn là việc trò chuyện về một trong những cuốn sách đã được đọc. Qua thái độ của một người đối với tác phẩm, qua cách hiểu của người đó, những người xung quanh có thể biết được trình độ tư tưởng và văn hóa, khuynh hướng sở thích và óc thẩm mỹ của người đó. Điều này cần được người lớn truyền lại cho trẻ, nhất là từ các giáo viên đối với học sinh, để các em thấy rõ vai trò, ý nghĩa của việc đọc sách.

Trở lại với câu nói “Lục tìm trong sách cũ”, chúng ta có thể xem đây là một thú vui mà cũng có thể là một đam mê. Đó là sự say mê đối với việc nghiên cứu và học hỏi. “Lục tìm trong sách cũ” không chỉ là một hoạt động trí tuệ, mà còn là một cách thể hiện niềm đam mê với tri thức và nghiên cứu, từ đó có thể phát triển vốn kiến thức, nhận thức của mình. Đó là cách chúng ta tiếp cận hiểu biết về thế giới, bên cạnh những cách thức khác vốn rất phong phú hiện nay (như xem ti vi, đọc báo, tra cứu trên internet, tìm hiểu trên mạng xã hội…). Với tất cả mọi người, để hiểu rõ các vấn đề xã hội hiện tại, cần phải có kiến thức sâu rộng về các lý thuyết và sự kiện lịch sử đã xảy ra trước đó. Việc nghiên cứu tài liệu cũ giúp chúng ta phát hiện ra các mô hình và xu hướng lịch sử, các câu chuyện lịch sử, từ đó đưa ra các phân tích và ý kiến có tính phát hiện. Đó là có thể vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, mô hình vốn đã cũ để tham chiếu, giải thích, xử lý nhiều vấn đề hiện tại. Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, các tiểu luận, luận văn, luận án, luôn có phần “lịch sử nghiên cứu vấn đề”. Trên cơ sở tìm hiểu việc nghiên cứu nội dung này trước đây, chúng ta có thể biết được người đi trước đã tìm hiểu đến đâu, chúng ta cần làm tiếp theo những việc gì, kế thừa những vấn đề gì, phê phán, “nói lại” những nội dung nào… Phương pháp này thực sự rất cần thiết cho học sinh, sinh viên để các em hình thành được tư duy đánh giá lại, khái quát lại vấn đề trên nền tảng cái đã có, cái đã được biết. Riêng với Karl Marx, câu trả lời này cũng thể hiện sự khiêm tốn của ông. Thay vì nhấn mạnh những thú vui cá nhân xa xỉ hay vật chất, ông chỉ đơn giản đề cập hoạt động trí tuệ mà ông coi trọng. Điều này phản ánh một phần trong triết lý sống của Karl Marx, nơi ông đặt giá trị vào sự nghiên cứu và suy tư sâu sắc hơn là những thú vui tạm thời. Câu trả lời này còn cho thấy rằng nghiên cứu là nguồn động lực chính cho ông, điều này không chỉ là công việc mà còn là nguồn vui và sự thỏa mãn cá nhân. Chính nó cũng là một bài học cho tất cả chúng ta.

Còn với từng cá nhân chúng ta, lục tìm trong sách cũ ít nhất cũng là một thói quen tìm, đọc và cao hơn là gắn kết quá khứ với hiện tại, từ đó liên hệ với tương lai. Tìm thấy một cuốn sách cũ, gạt bỏ lớp bụi phủ bên ngoài, chúng ta có thể đọc được vô số chuyện hay, bổ ích từ trên trời dưới đất, từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây… Dù là người chơi sách, tức mua sách để sưu tập, hoặc để trưng bày, thì hẳn mỗi người cũng có những kiến thức nhất định về loại sách mà mình tìm kiếm và bản thân cũng có thể phần nào hiểu được giá trị của những cuốn sách đó. Chúng ta có thể thấy được những tác phẩm vì lý do nào khác đã chưa được xuất bản trở lại, dù nội dung của nó có thể làm chúng ta phì cười, ngạc nhiên hoặc bực mình, nhưng quan trọng là đã giúp chúng ta ít ra cũng biết được rằng về vấn đề đó trước đây đã có người viết như thế. Chắc chắn sau mỗi lần được đọc như vậy, chúng ta sẽ nâng cao nhận thức và khả năng tư duy của mình.

Và vì vậy, chúng ta nên truyền lại tinh thần đó với con em của mình, với các bạn trẻ. Để góp phần giúp thế hệ trẻ không quên quá khứ, không quên nguồn cội!

Nguyn Minh Hi

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)